Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

30 bức ảnh tạo nên hiệu ứng mạnh nhất thế giới

Theo Vnn
Nhờ vào công nghệ số hóa, những bức ảnh gây ấn tượng mạnh nhất thế giới đã được chia sẻ qua Internet, giúp nhiều người được biết thêm về những dấu ấn lịch sử của thế giới và nhân loại.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
1. Bàn tay gầy xơ của 1 em bé châu Phi sắp chết đói.

bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
2. Bức tường đầy vệt móng tay cào trong Auschwitz - “lò giết người hàng loạt” lớn nhất trong lịch sử loài người của Đức quốc xã.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
3. Hai bác sĩ mệt nhoài sau 1 ca ghép tim thành công kéo dài suốt 23 tiếng đồng hồ liên tục.
 bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
4. Cha và con của 60 năm trước & 60 năm sau.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
5. Cậu bé 12 tuổi người Brazil - Diego Frazão Torquato, đang chơi violin trong lễ tang của một giáo viên, người đã giúp Torquato thoát khỏi đói nghèo & bạo lực bằng âm nhạc.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
6. Một binh sĩ người Nga chơi cây đàn piano bỏ hoang ở Chechnya năm 1994.
  
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
7. Chàng trai ôm ngực khi biết anh/em trai mình vừa bị sát hại.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
8. Những người Công giáo làm hàng rào bảo vệ cho những người Hồi giáo cầu nguyện giữa cuộc nổi dậy tại Cairo, Ai Cập, năm 2011.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
9. Người lính cứu hỏa cho con gấu koala uống nước sau trận cháy rừng ở Victoria, Australia năm 2009.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
10. Nữ quân nhân người Mỹ Terri Gurrola gặp lại con gái sau 7 tháng tham chiến ở Iraq.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
11. Những người đàn ông vô gia cư Ấn Độ nhận thức ăn miễn phí bên ngoài ngôi đền Eid al-Fitr ở New Delhi, Ấn Độ.
 bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
12. Đám tang của Zanjeer - chú chó cảnh sát cứu hàng nghìn tính mạng trong vụ đánh bom hàng loạt ở Mumbai, Ấn Độ năm 1993, bằng việc phát hiện hơn 3.329 kg thuốc nổ, 600 kíp nổ, 249 quả lựu đạn và 6406 viên đạn. Năm 2000, Zanjeer chết vì chứng sưng phổi và ung thư xương. Tang lễ của chú diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của nhiều quan chức cảnh sát cấp cao.
 bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
13. Một nạn nhân rơi khỏi tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở thành phố New York, Mỹ.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
14. Bé trai đang cố gắng kéo một người cha nát rượu.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
15. Hai vợ chồng ôm nhau chết trong vụ sập nhà ở Banglades.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
16. Hoàng hôn trên sao Hỏa.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
17. Cậu bé 5 tuổi hút thuốc vào đêm Giao thừa 2006 của cộng đồng di-gan (gypsy) tại St. Jacques, Perpignan, Southern France.
 bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
18. Hhaing The Yu, 29 tuổi, đứng cạnh ngôi nhà đổ nát gần thành phố Yangon, sau khi cơn bão Nargis đổ bộ Myanmar năm 2008 và khiến hơn 100.000 người chết, hàng triệu người mất nhà cửa.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
19. Con chó Leao liên tục 2 ngày nằm bên nấm mộ của chủ mình bị thiệt mạng trong vụ lở đất thảm khốc gần Rio de Janiero, năm 2011.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
20. “Chờ con với Ba ơi” tại New Westminster, Canada, ngày 1/10/1940.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
21. Một cựu lính tăng trong Thế chiến II tìm thấy chiếc xe tăng cũ mà ông từng lái trong chiến tranh. Chiếc xe đang nằm trong một đài tưởng niệm tại thị trấn nhỏ ở Nga.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
22. Người dân gắn hoa trên từng họng súng của binh sĩ.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
23. Cô gái không thể đứng vững khi chứng kiến cảnh hoang tàn sau thảm họa động đất, sóng thần ở Natori, Nhật Bản vào năm 2011.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
24. Ngôi mộ của một người nữ Công giáo và người chồng theo đạo Tin lành của mình, tại Hà Lan năm 1888.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
25. Ông Greg Cook ôm con chó Coco của mình sau khi tìm thấy Coco trong căn nhà đổ nát của ông tại Alabama sau cơn lốc xoáy Tornado vào tháng 3/2012.
  bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
26. Hướng dẫn sử dụng condom tại 1 ngôi chợ ở Jayapura, thủ đô Papua, năm 2009.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
27. Các binh sĩ Nga chuẩn bị trước trận đánh Kursk tháng 7/1943 trong Thế chiến II.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
28. Người đàn ông mạo hiểm mạng sống để cứu những con mèo trong trận lụt lớn ở thành phố Cuttack, Ấn Độ năm 2011.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
29. Một cụ già Afganistan đem cho người lính 1 tách trà.
bức ảnh, mọi thời đại, số hóa, ấn tượng, sức mạnh,
30. Một số phụ huynh, hiện đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, vẫn ko ngừng nuôi hy vọng tìm kiếm những đứa con bị mất tích…
P.V

Nhãn:

Chúc bà con một năm mới an lành, vạn sự như ý!




Nhãn:

Quê Choa! Tôi biết ơn... bạn!

Phạm Dũng
Nguyễn Quang Lập
Sáng, bốn giờ dậy, vào “Quê choa” đọc một bài thấy đề 31 – 12. Ô! Ngày cuối năm rồi sao?

Hôm nay là ngày cuối năm. Mai thêm một tuổi rồi. Chẳng nên cơm cháo gì ngoài việc lo kiếm sống. Mà kiếm sống bằng viết lách thì hạnh phúc và buồn cứ đan vào nhau. Những người đã thoát ra được, khó mà hiểu thấu cái khổ tâm của những người còn ngồi đáy giếng. Mà đâu chỉ là đáy giếng. Khắp nơi những cái bẫy đang giương, chỉ chờ mình… thò vào là… “Bập!”

Đọc vài bài rồi nằm thao thức. Nhớ! Nhớ lung tung rồi nhớ Lập. Giờ phải gọi là ông mới đúng. Nhưng trót quen rồi. Thôi cứ gọi Lập đi, he!

Hồi mới ra trường, đọc tập truyện ngắn “Một giờ trước lúc rạng sáng!” của Lập, từ Nha Trang chạy ngay ra Huế (thực ra là ngồi tầu rất vất vả) để gặp Lập. Chẳng quen biết gì, rủ nhau nhậu, nửa đêm đến nhà anh Tường, chị Dạ. Các vị chắc đã ngon giấc, thấy mấy thằng say đến phá, vẫn cố cười: “Không sao! Không sao! Đến bất ngờ thế này mới vui chứ!”

Sau, chuyển qua phòng văn nghệ tỉnh Khánh Hòa, thân với anh Thế Khoa – đang làm phó giám đốc. Anh tổ chức làm trại sáng tác kịch. Mình bảo: “Anh nên mời Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập cho cái trại của mình nó sang lên”. Anh Khoa nghe lời. Lập vào. Mang cái xanhxinai (lúc đó là oai lắm). Mình bảo gì mà cầu kỳ thế. Lập bảo cho cái bọn kế toán chúng nó nể. Rồi hì hì. Rồi nhậu suốt. Rồi ban biên tập tạp chí Văn nghệ Nha Trang nhờ mình phỏng vấn Lập. Lập cũng chẳng nói gì ghê gớm. Sao mà số tạp chí đó bị thu hồi, đến giờ cũng chẳng hiểu.

Rồi đẩy đưa mình thành đầu nậu sách. Ngô Xuân Hội ở nhà xuất bản Nghệ An vào chơi. Hội khoe bản thảo “Những mảnh đời đen trắng”. Đem về đọc suốt đêm. Hay kinh. Bảo. Ông để tôi in cho. Rồi tháo ngay hai chỉ vàng ra đưa. Phần của ông. Coi như tiền môi giới. Hội nhất quyết không chịu, dù lúc đó 2 chỉ vàng là một thứ đáng giá.

Sau đó quyển đó bị chỉ trích. Và cũng nhiều chuyện phiền toái xảy ra.

 Rồi in cuốn sách vớ vẩn. Bị nhốt 7 tháng. Sau, Hội đồng nghệ thuật Trung ương ra phán quyết “Không có vấn đề gì!”. Thả. Chui vào Sài Gòn làm phim. Lời, rồi lỗ. Sau mười năm làm gì cũng thất bại bèn xoay qua viết kịch bản phim.

Viết xong ra Hà Nội gặp Lập. Mày xem giới thiệu giúp tao với. Để tao. Lập lấy xe máy chở lên Đài truyền hình gặp Phạm Ngọc Tiến. Thằng này đang thất nghiệp. Đói. Mày giúp nó với. Viết bốn cái, qua Tiến, bán được ba. Còn một cái bán cho Đài truyền hình tp HCM. Từ đó bắt đầu hết đói.
Rồi viết một cái phim nghệ thuật gửi ra cho Lập: “Ông sửa giùm với!”. Giờ không mày tao nữa. Lập sửa tới sửa lui bốn lần. Có những ý không thích nhưng nghĩ: Nó đã có kinh nghiệm mình cứ nghe là hơn.

Quả nhiên được Hẵng phim Giải Phòng ok!

Đạo diễn Đào Bá Sơn tâm sự tối hôm qua đọc hay qua. Mấy chỗ mình khóc. Nghĩ thằng Lập tài kinh. Mà sao nó nhiệt tình thế, sửa đến bốn lần. Của mình, mình cũng chẳng bao giờ chịu sửa nhiều như vậy. Lạ!

Rồi Lập vào Sài Gòn làm ăn. Nó rủ đi xem kịch. Hai đêm hai đứa xem hai vở. Xem xong Lập bảo: Kịch Sài Gòn hơn hẳn kịch miền Bắc.

Ngay sau đó có hội diễn, đi xem vở “Ngàn năm tình sử”. (Lập đã gửi cho mình bản thảo từ trước, tên kịch của Lập là: “Tình sử ngàn năm”). Hay quá! Xem cùng mấy bạn văn nghệ. Rồi rủ nhau đi nhậu, bàn về vở đến một giờ sáng. Mê Man!

Từ đó mê man với kịch. Rồi viết. Năm nào cũng được giải, được diễn, được tiền. Nhờ thêm kịch cuộc sống chuyển sang phía sênh sang.

Que diêm… kịch, trong mình cũng do nó châm. Hay thế!

Giờ Lập chuyên tâm làm Quê choa. Ngày nào mình cũng phải vào 3, 4 lần. Đọc thì hiểu biết ra nhưng nhiều lúc cũng buồn vì thấy cuộc sống là một màu xám, tối. Bao lần định không đọc nữa cho đời nó vui mà sống. Nhưng rồi cách vài tiếng không đọc là không chịu được. Cứ như nhớ bồ, hở ra mà không chạy đi để nhìn mặt một cái, nói với nhau một câu thì không chịu được!

Nó làm gì cũng thành công. Lạ!

Ngày cuối năm muốn nói một câu gì cho đích đáng. Quê choa! Tôi biết ơn… bạn!

Sáng sớm 31/ 1 /2013

Nhãn:

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Hãy góp chút lòng cho "Lê Đình Ty tuyển tập"

Nhà thơ Ngô Minh và Nhà văn Hữu Phương
Theo blog Ngô Minh
Nhà thơ Lê Đình Ty
Nhà thơ Lê Đình Ty ở Đồng Hới chết oan vì tai nạn giao thông đến tháng 6 năm 2014 này là tròn một năm. Ngô Minh, Hữu Phương đang chuẩn bị bản thảo LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP cho kịp ra mắt vào dịp giỗ đầu người “một đời xơ xác vì thơ”

         LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP gồm thơ, văn, ảnh nghệ thuật của Lê Đình Ty và các bài viết của văn nghệ sĩ về thơ và đời của nhà . Dự kiến sách dày 550 trang ( khổ 14,3 x 20,3 cm). Nếu in số lượng tối thiểu 300 cuốn, kinh phí cũng sẽ lên tới hơn 40 triệu đồng. Gia đình Lê Đình Ty nghèo. Sau khi nhà thơ mất, cảnh nhà càng nghèo khó hơn.


          Nên, chúng tôi thiết tha kêu gọi anh em văn nghệ sĩ và bạn bè nhà thơ Lê Đình Ty trong cả nước hãy góp chút lòng để có kinh phí trang trải  tiền in ấn, lệ phí xuất bản, giúp cho LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP ra mắt bạn đọc, theo ước nguyện của nhà thơ khi rời cõi tạm. Thay mặt hương hồn nhà thơ nơi chín suối và gia đình, chúng tôi tỏ lòng biết ơn đối với anh em, bạn bè đã chia sẻ khó khăn, ủng hộ LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP.

         Tiền hỗ trợ  xin chuyển về tài khoản của nhà văn Hữu Phương, chủ tịch Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng  Bình :Tên TK : Hữu Phương:53110000083904- Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Bình. Hoặc trực tiếp gửi cho Hữu Phương hoặc Ngô Minh. ĐT : Ngô Minh: 098 5756 355. Hữu Phương: 0912637204.

         Xin gửi đến các văn nghệ sĩ và bạn về lòng biết ơn và trân trọng

                                         Những người lo Lê Đình Ty tuyển tập
                             NHÀ VĂN HỮU PHƯƠNG- NHÀ THƠ NGÔ MINH

THÔNG BÁO 2 VỀ VIỆC HỖ TRỢ TUYỂN TẬP LÊ ĐÌNH TY

Sau khi QTXM công bố lời kêu gọi "HÃY GÓP CHÚT LÒNG CHO "LÊ ĐÌNH TY TUYỂN TẬP", đến ngày 29/12/2013, đã có đã có nhiều người đăng ký hỗ trợ . Có người đã gửi tiền về. Chúng tôi xin thông báo để độc giả biết và kính đề nghị mọi người hãy tiếp tục "góp chút lòng" cho nhà thơ nghèo đã quá cố vì tai nạn :
              - Sĩ Sâm ( Nha TRang ) :   2 triệu
              - Nguyễn Quang Lập ( Sài Gòn) : 2 triệu
              - Văn Cầm Hải ( Mỹ) :        1 triệu
              - Ngô Minh  ( Huế)   :         1 triệu
              - Cảnh Giang ( Quảng Binh): 500.000 Đ
              - Nguyễn Thế Phi ( QB):      300.000 đ
              - Tô Nhuận Vỹ (Huế) :       1 triệu
              - Hữu Phương ( QB)                  1 triệu
              - Đinh Tiến Công ( QB):       300.000
              - Phan Luận (Đà Nẵng):  1 triệu
              - Thầy Hà Nhật (Sài Gòn):              1 triệu
              - Hoàng Minh Tường ( Hà Nội) : 500.000 đ
Những người đã đăng ký sẽ hỗ trợ : Nguyễn Minh Hoàng ( Sài Gòn), Diệu Minh ( Hà Nội); Vương Huệ ( Hải Phòng), Đông Hà ( Huế), Mai Văn Hoan ( Huế) Lê Nam Linh (Quảng Trị), Vũ Thanh Hoa ( Vũng Tàu),Trần Chấn Uy ( Nha Trang), Nguyễn Văn Dùng (Quảng Trị)...
Kính thông báo.

Nhãn:

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

49 cây cơm nguội' và những số đếm quanh đời người*

Hoài Thương
"49 cây cơm nguội" là cuốn sách vừa phát hành của Nguyễn Quang Lập, tập hợp các truyện ngắn tiêu biểu của ông. Ngoài ra, sách có một số truyện ông viết gần đây, chẳng hạn: Chuyện không có trong sự thật, Những giấc mơ phải gió... Truyện cũ và truyện mới đan xen khiến độc giả được đắm chìm vào những không gian văn chương khác biệt của tác giả. Với độc giả yêu thích Nguyễn Quang Lập, đây còn là cơ hội để họ khám phá trang viết của ông ở nhiều giai đoạn thời gian khác nhau. 
 
Trong tập truyện ngắn này, Nguyễn Quang Lập dường như rất thích sử dụng số đếm. Có những con số lặp đi lặp lại, mang đến cảm giác về một nỗi ám ảnh mênh mông. Như chuyện những tù nhân đếm ngược từng ngày chờ giây phút được trả tự do. Hay, nhân vật của ông chật vật đếm từng thứ bày biện quanh cuộc sống mình, đợi ngày rời xa ngôi nhà tù lớn là nhân thế, trần gian này.

Còn có những con số cụ thể đến độ lạnh lùng khác: Bốn mươi chín cây cơm nguội dẫn người đàn bà đi qua cuộc gặp gỡ huyền hoặc (truyện Bốn mươi chín cây cơm nguội), mười chín năm cô đơn của người đàn bà góa chồng được đánh dấu bằng mười chín con gà trống bị thằng chết vợ sát nách nhà bà đánh cắp (Vĩnh biệt mười chín con gà trống), hai mươi chín người tha phương cầu thực tìm đường sống trong chiến tranh, ba mươi chín lon rưỡi gạo cứu sống người đàn ông bị hòa bình bỏ lại đơn độc giữa rừng, tám mươi chín cái cọc ông cắm xuống chờ đợi, một trăm ngày con vượn mù ngồi trên chạc ba cây dẻ ở đỉnh dốc ngửa cổ cười suốt ngày rồi mới rơi xuống dốc chết, đáng thương như một con người bị con người ruồng bỏ (truyện Ngày xửa ngày xưa)

Đếm, cũng là một cách để nhân vật của ông cố gắng ghi nhận từng cột mốc đời sống. Bởi đời sống quanh họ dường như luôn có một màn sương mù vây phủ, bí hiểm và đầy bất trắc. Lạc giữa đời sống ấy, họ luôn va vấp. Nụ hôn trong bóng đêm vấp phải ông đội trưởng mắt lồi nghiêm khắc (Bốn mươi chín cây cơm nguội), tình yêu trong trắng vấp phải sự trần trụi của cuộc bon chen (Những giấc mơ phải gió), lòng thủy chung vấp phải phụ bạc (Đường đời không lối rẽ), lương tâm vấp phải dục vọng của chính mình (Đò ơi!)… Có lẽ giữa cuộc nhân sinh rối mù ấy, việc ghi nhớ sự vật xung quanh bằng những con số tựa như tâm hồn họ được neo vào một chiếc cọc chắc chắn, chính xác, khiến họ cảm thấy an lòng.

Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập chẳng mấy khi kết thúc có hậu. Nhân vật của ông nếu cuối truyện không chết thì cũng chìm trong những tâm sự u uất. Thậm chí có người biến thành vượn, có người lại biến thành ma.

Tuy nhiên, chút chua chát, giễu cợt đời sống, nếu có trong truyện của ông, cũng chưa tới mức quyết liệt như những năm về sau này khi ông viết các tản văn trong Ký ức vụn. Truyện ngắn của ông vẫn còn sự dịu dàng và nhiều cảm thông hơn, tin đời, tin người hơn.

Chẳng hạn khi viết về tình yêu, ông sẽ rắc lên đó một giọt trong trắng thánh thần. Như cô gái Thùy Dương trong Tiếng kèn Trompet sợ người yêu nhìn thấy đôi chân mình bị máy bay chặt đứt, "Không, mong anh đừng nhìn thấy em thêm lần nào nữa hết. Xin hãy để cô bé Thùy Dương trọn vẹn cùng với những vũ điệu tuyệt vời sống mãi trong anh".

Như người chị trong Vọng trắng nếm bao cay đắng khó nói hết trong thời gian chồng làm tình báo, nhưng thẳm sâu trong chị vẫn còn chỗ cho lòng tin: "Chị tôi áp mặt vào ngực anh khóc lặng lẽ. Và kỳ diệu thay trên mái tóc lạnh giá như một khối băng kia vẫn phất phơ một sợi tóc xanh".

Khi viết về phút sa ngã con người, Nguyễn Quang Lập cũng đồng thời thắp lên một đốm lửa của niềm thấu cảm. "Ông có năm mươi hai năm sống lương thiện và một giờ gây tội ác. Ông cho đó là tội ác ghê tởm nhất mà tổng số những điều thiện không sao bù đắp nổi". (Đò ơi!)

Những tia sáng ấm áp ấy cùng với giọng văn gấp gáp, mạnh và nhanh rất Nguyễn Quang Lập khiến cho cái buồn bã trong truyện của Nguyễn Quang Lập bớt đi được nét bi lụy, đau xót. Tuy rằng, các nhân vật của ông thường chống chọi với tháng năm dằng dặc buồn nhiều hơn vui. Và vẫn phải tiếp tục đếm mọi thứ có thể đếm trong đời mình...
.................................

 * Cuốn sách tập hợp 12 truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập viết về những góc khuất trong số phận con người, nhất là sau chiến tranh.
Tên sách: 49 cây cơm nguội
Tác giả: Nguyễn Quang Lập
Phương Nam Book & NXB Văn học ấn hành
Giá bìa: 52.000 đồng

Nhãn:

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Những đứa trẻ khổ đau

Hoa hậu.net dẫn theo Dân trí
Nhiều nơi trên thế giới, không bao giờ có ngày Quốc tế thiếu nhi. Ở đó chỉ có sự bất hạnh. Bất hạnh của đói nghèo. Bất hạnh trong sự thất học. Bất hạnh giữa cuộc chiến khốc liệt tranh giành sự sống- cái chết... Và nạn nhân của sự bất hạnh là trẻ thơ.
Một cậu bé người Syria bị thương khi pháo nã vào khu vực dân cư ở thành phố Aleppo. Sau khi được sơ cứu, em ngồi chờ tại bệnh viện để được tiếp tục điều trị trong nỗi sợ hãi in rõ trên gương mặt.

Trẻ thơ và định nghĩa về sự bất hạnhBức ảnh đoạt giải cao nhất – Bức ảnh của năm tại giải Ảnh Báo chí Thế giới 2012 của tác giả người Thụy Điển Paul Hansen chụp tại thành phố Gaza, Palestine. Em Suhaib Hijazi 2 tuổi và Muhammad 3 tuổi đã chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của quân đội Israel vào khu vực dân cư. Cha của các em cũng đã qua đời, mẹ và các anh chị em khác đều bị thương nặng. Những người bác của hai bé đưa các cháu tới nhà thờ để làm tang lễ.
Các em bé đang chờ được phát lương thực cùng với hơn 60.000 người dân vô gia cư khác ở Nam Sudan.
Một em bé người Syria bị đạn lạc găm vào bàn tay, em được đưa tới bệnh viện dã chiến để phẫu thuật.
Bé gái khiếm thính ở Uganda đã khóc sau khi được các bác sĩ khám bệnh miễn phí giúp chữa trị và cải thiện một phần thính giác cho em.
Một em bé chơi đùa bên đống phế thải da thuộc ở Dhaka, Bangladesh. Khu ổ chuột này chuyên nhận thực hiện các sản phẩm đồ da thời trang. Trẻ em cũng sớm phải lao động, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Không khí và nguồn nước nơi đây đã bị ô nhiễm nặng.
Những đứa trẻ người Palestine đi qua đống đổ nát trong trường để vào lớp học. Cuộc đụng độ dữ dội xảy ra giữa quân đội Israel và quân Hamas đã khiến ngôi trường bị phá hoại một phần.
Một người đàn ông Palestine mang trên tay thi thể của một em bé đã chết, bị vùi trong đống đổ nát ở thành phố Gaza sau một cuộc tấn công tên lửa của Israel. 7 thành viên trong gia đình em bé đã thiệt mạng.
Cậu bé người Somali trong trại tị nạn ở Kenya nhìn người mẹ ốm yếu của mình.
Một phụ nữ đang sống trong trại tị nạn ở Kenya dùng những gì có được để dựng lên một túp lều nhỏ cho mấy mẹ con. Dù đã không còn dụng cụ tử tế để dựng lều lán cho những người mới đến nhưng trại tị nạn Dadaab vẫn phải tiếp nhận hàng ngàn người mới đến mỗi tuần. Đa số người mới đến phải tự tìm cách dựng lều ở giữa vùng sa mạc.
Bé Halime Moussa 3 tuổi được điều trị suy dinh dưỡng bằng cách cho ăn qua ống xông đường thở. Tay của em bị băng lại để ngăn không dứt dây dẫn ra. Trước khi được đưa tới bệnh viện ở thị trấn, em bị suy dinh dưỡng rất nặng, mẹ em đã tìm mọi cách vượt qua 70km đường đất để kịp thời đưa Halime tới bệnh viện.
Một em bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trại tị nạn Dagahaley, Kenya.
Một em bé làm việc tại nơi khai thác than ở khu đồi Jaintia, Ấn Độ. Theo tính toán, hiện có khoảng 70.000 trẻ em Ấn Độ đang được thuê làm việc tại hơn 5.000 khu khai thác than tư nhân tại vùng đồi Jaintia.
Một em bé người Afghanistan đang đi thu nhặt những mảnh than nhỏ còn sót lại trong đống bụi than ở một nhà máy để giúp gia đình sưởi ấm trong mùa đông.
Em Shaima Akram 12 tuổi và cô em gái Shamila 9 tuổi ở Islamabad, Pakistan ngày ngày cùng bố mẹ đến làm việc trong một xưởng đóng gạch.
Một em bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trại tị nạn Dagahaley, Kenya.Các em nhỏ tham gia vào một lớp học tạm bợ, dựng lên trong trại tị nạn ở Azaz, gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một huấn luyện viên mắng một vận động viên nhỏ tuổi trong quá trình tập luyện ở trường thể dục thể thao tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hơn 30 em, tuổi từ 5-9 được chọn từ các trường mầm non hoặc tiểu học địa phương để tham gia vào lớp huấn luyện này với tần xuất 5 lần/tuần. Các em được kỳ vọng sẽ trở thành lớp vận động viên kế cận cho thể thao nước nhà. Tuy nhỏ tuổi, nhưng các em phải chịu đựng một chế độ tập luyện và sinh hoạt vô cùng hà khắc.

Nhãn: