Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ từ Mỹ đến Hongkong

Mặc Lâm/ RFA
Ảnh bên:Cô Nancy Nguyen đứng tại khu Central Mong Kok, Hongkong, phía sau là các sinh viên Hongkong tập trung đòi dân chủ

Cuộc tranh đấu của sinh viên và người dân Hongkong đã lắng dần nhưng vẫn còn hàng ngàn người tập trung vào đêm 7 tháng 10 tại hai khu Central và Mong Kok. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Nancy Nguyễn một cô gái thật trẻ tự nguyện đến từ Hoa Kỳ để tận mắt nhìn những hoạt động dân chủ của sinh viên Hongkong. Trước tiên Nancy Nguyễn cho biết:


Nancy Nguyễn: Nancy đã đi qua Hongkong hôm thứ bảy vừa rồi. Chủ yếu là đi theo ý thích của cá nhân chứ không phải công ty hay phái đoàn.

Mặc Lâm: Khung cảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất cho Nancy khi Nancy bước xuống HongKong là gì?

Nancy Nguyễn: Khi bước xuống sân bay thì nhận thấy các bạn trẻ ở sân bay rất nhiệt tình. Họ chỉ cho mình rất là tường tận vì mình từ nơi xa xôi tới nên mình không hiểu gì hết. Mình nói là mình muốn tới khu central này và họ chỉ cho mình biết phải đi xe lửa ra sao, đến nhà ga nào ra sao...một cách rất là cặn kẻ. Không có các bạn chỉ dẫn như vậy thì chắc là khó có những phóng viên hay các ký giả nước ngoài có thể tiếp cận được với khu biểu tình.

Đi tới nơi thì những bạn trẻ HongKong ngay tại khu biểu tình rất, rất là thân thiện. Thân thiện cho tới nỗi mình không thể nào ngờ được luôn. Họ dễ thương vô cùng. Họ giúp cho mình hầu như tất cả mọi thứ, tất cả những “request” nào mình muốn-từ vấn đề internet, sạc pin cho đến đặt phòng khách sạn. Nhiều khi họ còn đưa mình đi mua thẻ điện thoại, mua dù, tất cả mọi thứ nữa.

Mặc Lâm: Còn sinh hoạt của họ khi họ họp nhóm hay chuẩn bị một cái gì đó thì Nancy thấy cách làm việc của họ có khoa học hay không hay là họ chỉ làm theo cảm tính thôi?

Nancy Nguyễn: Hầu như không thấy họ họp nhóm lại với nhau. Ở bên này, Nancy nhận thấy tất cả có vẻ như rất rõ ràng. Họ không có phải cần “training” gì hết. Có những tổ đưa người đi lại giữa các bậc thềm.

Không có người này thì người kia; Hoặc có những nhóm chuyên ngồi trong những cái lều để canh đồ đạc hay dụng cụ, thiết bị hay nước uống không không cần phải “training” gì hết. Người này về thì người khác vô ngồi thay. Đặc biệt là hầu như không bao giờ thấy họ họp lại. Họ luôn luôn nói chúng tôi không có lãnh đạo, không có leader. 

Mặc Lâm: Mấy ngày nay Nancy có thời gian nào tiếp xúc được với Joshua Wong hay không?

Nancy Nguyễn: Có lẽ là vì lý do an toàn, anh ấy né hơi kỹ nên rất là khó khăn. Có mấy khi anh ra ngoài nói chuyện có được gặp nhưng nói chuyện xong một cái là chạy liền. Ký giả rượt theo anh ấy không kịp.

Mặc Lâm: Theo Nancy nhận xét thì thái độ của cảnh sát đối với người biểu tình có vượt qua sự tưởng tượng của Nancy hay không - Tức là cảnh sát thì phải hùng hổ, phải mạnh bạo hay là họ có những thái độ thân thiện đối với sinh viên?

Nancy Nguyễn: Ở cả hai bên cảnh sát rất là thân thiện với người dân. Ở bên Central thì thân thiện hơn. Bên Mong Kok thì họ chỉ đứng để canh không cho bạo động xảy ra mà thôi. Cái đó là một trong những khác biệt lớn giữa Việt Nam và HongKong.

Còn về thái độ của những người biểu tình ở HongKong thì trên cả tuyệt vời. Họ rất là thân thiện. Họ luôn luôn nói với nhau, dặn dò nhau là lúc nào cũng phải “keep calm”, lúc nào cũng phải bình tĩnh, luôn dọn rác.

Cái message họ đứa ra rất thống nhất, rất đồng bộ. Họ chỉ nói là chúng tôi muốn dân chủ, hết rồi. (We just want democracy. That’s it). Với cái message xuyên suốt cuộc biểu tình như vậy làm representative, làm đại diện rất là hay ở chỗ không cần một nhóm người trong ban tổ chức đứng ra đại diện để trả lời báo chí. Hầu như tất cả mọi người đều có thể trả lời báo chí, trả lời press được hết. 

Mặc Lâm: Đó là cảnh sát. Còn những thành phần được xem là côn đồ hay những thành phần mà họ gọi là “người dân tự phát” với những hành động nóng giận của họ thì sinh viên phản ứng lại ra sao, Nancy?


 Nancy Nguyễn: Ở đây đúng là cũng có những đợt ẩu đả hay là cải vã nhưng không phải là giữa những người to tiếng với nhau mà chủ yếu là bởi vì họ rất là phẫn nộ khi mà xảy ra những chuyện như là có lời qua tiếng lại giữa hai bên: protest và anti-protest. Cảnh sát giãn ra và bảo vệ những người anti-protest rời khỏi hiện trường một cách an toàn mặc dù những người trong nhóm này có những hành động trái pháp luật. Họ vẫn được cảnh sát bảo vệ để đưa ra khỏi hiện trường khiến người dân rất phẫn nộ. Họ giận dữ vô cùng. Họ nói như vậy là không công bằng. 

Mặc Lâm: Và hôm nay một số rất lớn sinh viên đã về nhà. Số còn lại thì thái độ cũng như sự chuẩn bị của họ cho ngày mai như thế nào? Có thể họ tiếp tục hay sao?

Nancy Nguyễn: Thật ra hiện tại ở đây số lượng sinh viên rất là đông. Đông đến mức mình không ngờ tới. Họ đứng chật hết một ngã tư đường. Nói chuyện với một bạn sinh viên hỏi về vấn đề các bạn có nhất định ở lại đây cho tới ngày cuối cùng hay không thì họ nói là chúng tôi sẽ ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ mới thôi. Họ sẽ không dời đi, không bỏ cuộc.

Mặc Lâm: Theo Nancy thì tình hình này có thể còn kéo dài được nữa hay không hay chỉ trong vòng một thời gian ngắn nữa thì sự mệt mỏi của sinh viên sẽ làm cho phong trào xẹp xuống và đâu lại vào đấy. Nancy có nghĩ là họ sẽ tiếp tục lâu dài không? 

Nancy Nguyễn: Ngay ngày hôm nay, chính quyền đã chính thức trả lời trên báo chí là đồng ý ngồi lại, bàn thảo với sinh viên (có conversation với sinh viên) trong thời gian rất ngắn tức là vào cuối tuần này. Thành ra không biết cuộc thương lượng (agreement) của họ sẽ ra sao. Nếu cuộc thương lượng này có sự nhượng bộ thì tuyệt vời nhất. Nếu không thì có thể họ sẽ bám trụ lại.

Khi được hỏi nếu mà như vậy các bạn sẽ bám trụ cho đến bao giờ thì họ luôn luôn trả lời rằng chúng tôi sẽ bám trụ lại ở đây cho tới khi nào HongKong có dân chủ. Nancy có hỏi chừng mười mấy người thì họ đều trả lời như vậy hết.

Thậm chí ngay trong đêm có biểu tình, có tin là sẽ có đàn áp tức là đêm Chủ Nhật vừa rồi thì chính Nancy ở ngay chỗ quảng trường mà họ phát cho mình một tờ giấy. Trên tờ giấy đó có đề là “Nếu như bạn bỏ đi ngày hôm nay, vào lúc này, bạn sẽ trở thành nô lệ mãi mãi.” Có nghĩa là họ không có ý định rút lui.

Nhưng điều mà họ lo sợ nhất đó là tình trạng này kéo dài thì họ sẽ không thể tranh thủ được mối quan tâm của truyền thông quốc tế nữa. Nhất là trong thời gian sắp tới đây có thể có những phái đoàn báo chí quốc tế như CNN, BBC... họ bắt đầu đưa phóng viên trở về nước. Như vậy vấn đề HongKong không còn được quan tâm nhiều như trước. Đó là điều họ lo sợ nhất chứ không phải họ lo từ từ bị mất lửa và sẽ không có tiếp tục tham gia.

Mặc Lâm: Chúc Nancy vui và tiếp tục theo dõi để đưa những tin nóng sốt nhất cho người Việt trên toàn thế giới. Một lần nữa cảm ơn Nancy rất  nhiều.

Nancy Nguyễn: Cảm ơn chú Mặc Lâm.

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ