Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

Chen Dingding/The Diplomat
 Nguyễn Huy Hoàng dịch/ NCQT
Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].
Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD.

Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Hồng Kông năm 2013 là khoảng 38.000 USD, một sự gia tăng khiêm tốn từ 27.000 USD vào năm 1997 khi nó được trả lại cho Trung Quốc. Do đó không còn nghi ngờ rằng nền kinh tế của Ma Cao đã trải qua tốc độ tăng trưởng có lẽ là nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua, chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội của chính quyền trung ương Trung Quốc. Chẳng phải quá cường điệu khi nói nền kinh tế của Ma Cao sẽ không phát triển được nếu không có các chính sách hỗ trợ từ chính phủ trung ương.

Và không chỉ mỗi nền kinh tế của Ma Cao mới phát triển mạnh; lĩnh vực giáo dục đại học cũng đã phát triển rất nhanh chóng, bằng chứng là sự trỗi dậy của một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn ở Ma Cao: Đại học Ma Cao. Đại học Ma Cao đứng trong bảng xếp hạng 300 trường đại học hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều trường đại học ở Hồng Kông bất chấp lịch sử rất ngắn của mình.

Trong bối cảnh này, không chút ngạc nhiên khi đa số người dân Ma Cao đều hài lòng với cuộc sống của họ, như được chỉ ra bởi mức độ hạnh phúc rất cao của những người dân Ma Cao. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có chỗ cho những cải tiến về mặt phát triển kinh tế. Lạm phát cao và giá nhà đất cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của người dân Ma Cao. Tuy nhiên, giá nhà trung bình ở Ma Cao vẫn thấp hơn so với ở Hồng Kông khoảng 30 phần trăm.

Lý do quan trọng thứ hai cho sự thành công của Ma Cao là sự ổn định về chính trị và đoàn kết. Như Toàn quyền người Bồ Đào Nha cuối cùng của Ma Cao, Vasco Rocha Vieira, đã nói, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã đảm bảo ổn định chính trị ở Ma Cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển toàn diện. Dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Ma Cao được hưởng một mức độ tự chủ cao của địa phương và có thể đưa ra quyết định một cách tự do về một loạt các vấn đề chính sách. Kết quả là, sự gắn bó của người dân Ma Cao với Trung Quốc đã được duy trì ở mức rất cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, niềm tin vào chính phủ Ma Cao, chính phủ Trung Quốc, và mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tất cả đều giữa ở mức rất cao.

Về vấn đề này, có một sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Hồng Kông đã bị cản trở bởi chia rẽ chính trị và các cuộc tranh luận vô nghĩa bất tận, dẫn đến việc không hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chính sách. Nếu cuộc khủng hoảng “Hòa Bình Chiếm Trung” hiện nay không thể được giải quyết một cách nhanh chóng, tương lai của Hồng Kông thực sự sẽ không tươi sáng như của Ma Cao.

Lý do thứ ba là chính phủ Ma Cao đã thực hiện những chính sách kinh tế xã hội hiệu quả trong khi nền kinh tế của nó được mở rộng. Ngày nay, Ma Cao có một trong những hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhất ở châu Á, đặc biệt là cho những người cao tuổi có thể được tận hưởng một cuộc sống thoải mái với sự hỗ trợ của chính phủ.

Trong sáu năm qua, chính phủ Ma Cao cũng có một chính sách chi tiền hào phóng, cung cấp cho mỗi cư dân Ma Cao, lâu dài cũng như tạm thời, một khoản tiền mặt cứng. Trong năm 2013, mỗi cư dân thường trú đã nhận được khoảng 1.000 USD. Vì vậy, người dân Ma Cao thường không có nhiều khiếu nại về phát triển kinh tế, có lẽ ngoại trừ việc giá nhà đất quá cao. Về vấn đề này, một lần nữa lại có sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông, và trong trường hợp của Hồng Kông, trì trệ phát triển và bất bình đẳng đã đóng góp một phần lớn cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Chắc chắn, Ma Cao có thể cải thiện chất lượng quản trị của mình bằng cách tập trung nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế xã hội và vào việc xây dựng một hệ thống dân chủ với các đặc trưng của Ma Cao. Cả chính quyền trung ương và chính quyền Ma Cao đều cam kết sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp chính sách để đạt được các mục tiêu quan trọng như nhà ở công cộng tốt hơn, cơ sở giáo dục tốt hơn và minh bạch hơn. Cần kiên nhẫn trong khi các biện pháp này được thực hiện – đặc biệt là sau khi chứng kiến sự bất ổn, chia rẽ, và thậm chí là hỗn loạn ở Hồng Kông. Có lẽ đã đến lúc Hồng Kông phải học hỏi từ Ma Cao.

Chen Dingding (Trần Định Định) là phó giáo sư chuyên ngành Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Ma Cao. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: chính sách đối ngoại của Trung Quốc, an ninh châu Á, chính trị Trung Quốc, và quyền con người. Theo dõi ông trên Twitter tại @ChenDingding.
Chen Dingding
Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].
Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD.
Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Hồng Kông năm 2013 là khoảng 38.000 USD, một sự gia tăng khiêm tốn từ 27.000 USD vào năm 1997 khi nó được trả lại cho Trung Quốc. Do đó không còn nghi ngờ rằng nền kinh tế của Ma Cao đã trải qua tốc độ tăng trưởng có lẽ là nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua, chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội của chính quyền trung ương Trung Quốc. Chẳng phải quá cường điệu khi nói nền kinh tế của Ma Cao sẽ không phát triển được nếu không có các chính sách hỗ trợ từ chính phủ trung ương.
Và không chỉ mỗi nền kinh tế của Ma Cao mới phát triển mạnh; lĩnh vực giáo dục đại học cũng đã phát triển rất nhanh chóng, bằng chứng là sự trỗi dậy của một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn ở Ma Cao: Đại học Ma Cao. Đại học Ma Cao đứng trong bảng xếp hạng 300 trường đại học hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều trường đại học ở Hồng Kông bất chấp lịch sử rất ngắn của mình.
Trong bối cảnh này, không chút ngạc nhiên khi đa số người dân Ma Cao đều hài lòng với cuộc sống của họ, như được chỉ ra bởi mức độ hạnh phúc rất cao của những người dân Ma Cao. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có chỗ cho những cải tiến về mặt phát triển kinh tế. Lạm phát cao và giá nhà đất cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của người dân Ma Cao. Tuy nhiên, giá nhà trung bình ở Ma Cao vẫn thấp hơn so với ở Hồng Kông khoảng 30 phần trăm.
Lý do quan trọng thứ hai cho sự thành công của Ma Cao là sự ổn định về chính trị và đoàn kết. Như Toàn quyền người Bồ Đào Nha cuối cùng của Ma Cao, Vasco Rocha Vieira, đã nói, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã đảm bảo ổn định chính trị ở Ma Cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển toàn diện. Dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Ma Cao được hưởng một mức độ tự chủ cao của địa phương và có thể đưa ra quyết định một cách tự do về một loạt các vấn đề chính sách. Kết quả là, sự gắn bó của người dân Ma Cao với Trung Quốc đã được duy trì ở mức rất cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, niềm tin vào chính phủ Ma Cao, chính phủ Trung Quốc, và mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tất cả đều giữa ở mức rất cao.
Về vấn đề này, có một sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Hồng Kông đã bị cản trở bởi chia rẽ chính trị và các cuộc tranh luận vô nghĩa bất tận, dẫn đến việc không hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chính sách. Nếu cuộc khủng hoảng “Hòa Bình Chiếm Trung” hiện nay không thể được giải quyết một cách nhanh chóng, tương lai của Hồng Kông thực sự sẽ không tươi sáng như của Ma Cao.
Lý do thứ ba là chính phủ Ma Cao đã thực hiện những chính sách kinh tế xã hội hiệu quả trong khi nền kinh tế của nó được mở rộng. Ngày nay, Ma Cao có một trong những hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhất ở châu Á, đặc biệt là cho những người cao tuổi có thể được tận hưởng một cuộc sống thoải mái với sự hỗ trợ của chính phủ.
Trong sáu năm qua, chính phủ Ma Cao cũng có một chính sách chi tiền hào phóng, cung cấp cho mỗi cư dân Ma Cao, lâu dài cũng như tạm thời, một khoản tiền mặt cứng. Trong năm 2013, mỗi cư dân thường trú đã nhận được khoảng 1.000 USD. Vì vậy, người dân Ma Cao thường không có nhiều khiếu nại về phát triển kinh tế, có lẽ ngoại trừ việc giá nhà đất quá cao. Về vấn đề này, một lần nữa lại có sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông, và trong trường hợp của Hồng Kông, trì trệ phát triển và bất bình đẳng đã đóng góp một phần lớn cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Chắc chắn, Ma Cao có thể cải thiện chất lượng quản trị của mình bằng cách tập trung nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế xã hội và vào việc xây dựng một hệ thống dân chủ với các đặc trưng của Ma Cao. Cả chính quyền trung ương và chính quyền Ma Cao đều cam kết sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp chính sách để đạt được các mục tiêu quan trọng như nhà ở công cộng tốt hơn, cơ sở giáo dục tốt hơn và minh bạch hơn. Cần kiên nhẫn trong khi các biện pháp này được thực hiện – đặc biệt là sau khi chứng kiến sự bất ổn, chia rẽ, và thậm chí là hỗn loạn ở Hồng Kông. Có lẽ đã đến lúc Hồng Kông phải học hỏi từ Ma Cao.
Chen Dingding (Trần Định Định) là phó giáo sư chuyên ngành Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Ma Cao. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: chính sách đối ngoại của Trung Quốc, an ninh châu Á, chính trị Trung Quốc, và quyền con người. Theo dõi ông trên Twitter tại @ChenDingding.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/10/15/lieu-co-bieu-tinh-o-ma-cao-khong/#sthash.MwaBcCw4.dpuf
Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].
Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD.
Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Hồng Kông năm 2013 là khoảng 38.000 USD, một sự gia tăng khiêm tốn từ 27.000 USD vào năm 1997 khi nó được trả lại cho Trung Quốc. Do đó không còn nghi ngờ rằng nền kinh tế của Ma Cao đã trải qua tốc độ tăng trưởng có lẽ là nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua, chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội của chính quyền trung ương Trung Quốc. Chẳng phải quá cường điệu khi nói nền kinh tế của Ma Cao sẽ không phát triển được nếu không có các chính sách hỗ trợ từ chính phủ trung ương.
Và không chỉ mỗi nền kinh tế của Ma Cao mới phát triển mạnh; lĩnh vực giáo dục đại học cũng đã phát triển rất nhanh chóng, bằng chứng là sự trỗi dậy của một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn ở Ma Cao: Đại học Ma Cao. Đại học Ma Cao đứng trong bảng xếp hạng 300 trường đại học hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều trường đại học ở Hồng Kông bất chấp lịch sử rất ngắn của mình.
Trong bối cảnh này, không chút ngạc nhiên khi đa số người dân Ma Cao đều hài lòng với cuộc sống của họ, như được chỉ ra bởi mức độ hạnh phúc rất cao của những người dân Ma Cao. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có chỗ cho những cải tiến về mặt phát triển kinh tế. Lạm phát cao và giá nhà đất cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của người dân Ma Cao. Tuy nhiên, giá nhà trung bình ở Ma Cao vẫn thấp hơn so với ở Hồng Kông khoảng 30 phần trăm.
Lý do quan trọng thứ hai cho sự thành công của Ma Cao là sự ổn định về chính trị và đoàn kết. Như Toàn quyền người Bồ Đào Nha cuối cùng của Ma Cao, Vasco Rocha Vieira, đã nói, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã đảm bảo ổn định chính trị ở Ma Cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển toàn diện. Dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Ma Cao được hưởng một mức độ tự chủ cao của địa phương và có thể đưa ra quyết định một cách tự do về một loạt các vấn đề chính sách. Kết quả là, sự gắn bó của người dân Ma Cao với Trung Quốc đã được duy trì ở mức rất cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, niềm tin vào chính phủ Ma Cao, chính phủ Trung Quốc, và mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tất cả đều giữa ở mức rất cao.
Về vấn đề này, có một sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Hồng Kông đã bị cản trở bởi chia rẽ chính trị và các cuộc tranh luận vô nghĩa bất tận, dẫn đến việc không hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chính sách. Nếu cuộc khủng hoảng “Hòa Bình Chiếm Trung” hiện nay không thể được giải quyết một cách nhanh chóng, tương lai của Hồng Kông thực sự sẽ không tươi sáng như của Ma Cao.
Lý do thứ ba là chính phủ Ma Cao đã thực hiện những chính sách kinh tế xã hội hiệu quả trong khi nền kinh tế của nó được mở rộng. Ngày nay, Ma Cao có một trong những hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhất ở châu Á, đặc biệt là cho những người cao tuổi có thể được tận hưởng một cuộc sống thoải mái với sự hỗ trợ của chính phủ.
Trong sáu năm qua, chính phủ Ma Cao cũng có một chính sách chi tiền hào phóng, cung cấp cho mỗi cư dân Ma Cao, lâu dài cũng như tạm thời, một khoản tiền mặt cứng. Trong năm 2013, mỗi cư dân thường trú đã nhận được khoảng 1.000 USD. Vì vậy, người dân Ma Cao thường không có nhiều khiếu nại về phát triển kinh tế, có lẽ ngoại trừ việc giá nhà đất quá cao. Về vấn đề này, một lần nữa lại có sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông, và trong trường hợp của Hồng Kông, trì trệ phát triển và bất bình đẳng đã đóng góp một phần lớn cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Chắc chắn, Ma Cao có thể cải thiện chất lượng quản trị của mình bằng cách tập trung nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế xã hội và vào việc xây dựng một hệ thống dân chủ với các đặc trưng của Ma Cao. Cả chính quyền trung ương và chính quyền Ma Cao đều cam kết sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp chính sách để đạt được các mục tiêu quan trọng như nhà ở công cộng tốt hơn, cơ sở giáo dục tốt hơn và minh bạch hơn. Cần kiên nhẫn trong khi các biện pháp này được thực hiện – đặc biệt là sau khi chứng kiến sự bất ổn, chia rẽ, và thậm chí là hỗn loạn ở Hồng Kông. Có lẽ đã đến lúc Hồng Kông phải học hỏi từ Ma Cao.
Chen Dingding (Trần Định Định) là phó giáo sư chuyên ngành Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Ma Cao. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: chính sách đối ngoại của Trung Quốc, an ninh châu Á, chính trị Trung Quốc, và quyền con người. Theo dõi ông trên Twitter tại @ChenDingding.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/10/15/lieu-co-bieu-tinh-o-ma-cao-khong/#sthash.MwaBcCw4.dpuf

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ