Vũ Chất là ... chú nào mà dám làm từ điển?
Nguyễn Đình Bổn/ Một thế giới
Các giáo sư, các tiến sĩ, nhà ngôn ngữ học, nhà báo, nhà sư phạm... đang cuống lên hỏi nhau: Vũ Chất là chú nào mà làm “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” ghê vậy? Và dù đã truy tầm đến nát mục kỉnh, hình như họ chưa tìm ra cái tay này! Hehe, vậy chớ tui biết đó!
Từng dính dáng đến ngành xuất bản, cả nhà nước và "tư nhân liên kết" tui biết Vũ Chất là ai. Nhưng đó không phải là một nhân vật đâu, mà có là một nhân vật thì cũng là một tay vô danh, ranh ma láu cá nào đó thôi.
Nhưng chú nó được sinh ra từ đây: Hiện nay hệ thống xuất bản của nhà nước phần lớn đã rệu rã, nhiều nhà xuất bản (NXB) phải bán giấy phép cho tư nhân, để thành một cái gọi là "liên kết". Tư nhân tự kiếm bản thảo, biên tập, đem tiền đến giao NXB, mua cái giấy phép, in sách và bán!
Tư nhân làm sách thì cũng có nhiều hạng người, trong đó không ít kẻ dốt nát và tham lam. Có lẽ cuốn "tự điển" này có lâu rồi, thời hoàng kim của các loại sách tra cứu, và một tay đầu nậu dốt nát nào đó, một hôm đánh hơi thấy làm tự điển có ăn nên kêu "đệ tử": “Mày làm cho tao cuốn tự điển tiếng Việt”. Vậy là tên đệ tử kia ra nhà sách, kiếm một cuốn tương tự mua mang về, thuê đánh máy, sau đó để có cái "vị” khác, hắn ta ngồi vào máy tính, bắt đầu bịa ra theo sự “hiểu biết” của mình. Ăn cắp và bịa đủ số trang cần thiết, hắn giao cho chủ, ký một cái tên tầm xàm nào đó, nhận tiền, xong!
Tay đầu nậu sẽ đến một NXB, đặt vấn đề mua giấy phép. Về nguyên tắc, NXB phải giao cho một biên tập viên biên tập bản thảo, sửa lỗi chính tả và ký tên xác nhận vào đó, xong mới trình giám đốc NXB đọc, đọc thấy “không vấn đề” gì thì NXB mới được cấp giấy phép liên kết cùng tư nhân.
Nghe có vẻ chặt chẽ, vậy nhưng các NXB phần lớn lơ là với các loại sách tra cứu, bởi nó ít mang tính chính trị, và nếu gặp biên tập viên lười biếng, một ông giám đốc quá tin tưởng vào năng lực cấp dưới, ký cái rẹt, tiền trao cháo múc, và… Vũ Chất ra đời!
Chú nó đó, tên chú nó là “liên kết xuất bản”!
Bìa cuốn từ điển |
Bia": tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả; "Bồ bịch" là bạn bè thân thích; "Bế mạc": hết dứt buổi hát… là các định nghĩa gây sốc trong "Từ điển tiếng Việt".
Theo anh N.Đ.C ( người chia sẻ bức ảnh này trên Internet) thì đây là nội dung cuốn từ điển do tác giả Vũ Chất biên soạn. Thậm chí, chính anh cũng nghi rằng đây có thể là một trò đùa chứ không có thật.
Bức ảnh sau khi được đăng tải khiến nhiều người phải bày tỏ quan điểm không đồng tình bởi nội dung giải thích từ ngữ có phần quá đơn giản, đôi lúc chỉ là việc ghép từ như một cách cơ học, thậm chí nhiều từ ngữ lại sai (thiếu) về bản chất.
Đối tượng hướng đến là cho các em học sinh, tuy nhiên cách giải thích như thế này sẽ khiến các em rất khó để hiểu hơn được, chưa kể hiểu sai về bản chất, hiểu phiến diện một số từ.
Xin đưa ra một số ví dụ trong bức ảnh được đăng tải có nội dung bên trong cuốn từ điển:
Đồn trưởng là trưởng đồn
Lâu đài là lầu và đền đài
Thơ ngây là ngây thơ
Cào cấu: vừa cào vừa cấu
Nắn bóp: nắn và bóp
Bế mạc: hết dứt buổi hát
Bản sắc: màu tự nhiên
Bóng đèn: Bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện.
Bia: tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả
Bồ bịch là bạn bè thân thích
Ngồi là đặt đít xuống chỗ nào
Cụ thể, “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh”, tác giả Vũ Chất, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2001. Và Thư viện quốc gia hiện có 1 cuốn từ điển này, được đánh ký hiệu là VN01.01948.
Để xác minh việc này, người viết đã liên hệ đến Thư viện Quốc gia Việt Nam tra tìm xem liệu có cuốn sách này trong hệ thống lưu trữ quốc gia hay không? Chỉ sau vài phút tra cứu ở hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp với từ khóa “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” và tác giả “Vũ Chất”, chúng tôi đã có thông tin chi tiết cũng như số lượng của cuốn từ này hiện có tại đây.
Theo Infonet
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ