Dự luật ‘tăng quyền cho thủ tướng’ có nước rút trót lọt?
Phạm Chí Dũng/ Người Việt
Ngay sau khi dẫn đầu phái đoàn của đảng trở về từ Hàn Quốc - nơi đưa ra hứa hẹn cho Việt Nam về “đối tác hợp tác chiến lược.” Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lập tức thực hiện loạt tiếp xúc cử tri. Ðịa chỉ đầu tiên ông đến là quận Ba Ðình ở Hà Nội.
Kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 đang rất cận. Dự kiến, Quốc Hội sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 và họp kéo dài trong khoảng 40 ngày. Nhiều nội dung “nặng” được nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và cũng là người mà vào cuối năm 2013 tuyên ngôn “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp.” tiết lộ cho kỳ họp tới.
Theo đánh giá chung của giới quan sát, một trong những nội dung quan trọng nhất có thể là việc Quốc Hội thảo luận và xem xét có nên thông qua hay không một văn bản được ông Trọng xem là “khó”: Luật Tổ Chức Chính Phủ.
Dự luật “tăng quyền cho thủ tướng”
“Thủ tướng có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc chính phủ. Trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ tướng được giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc Hội phê chuẩn và chủ tịch nước bổ nhiệm.
Tương tự, thủ tướng được quyền tạm thời giao quyền chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp địa phương chưa bầu được chức danh này.
Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật...”
Những nội dung trên là tinh thần cốt lõi của bản dự thảo sửa đổi Luật Tổ Chức Chính Phủ - một văn bản được phía chính phủ “bất ngờ” đặt lên bàn thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào ngày cuối cùng của quý 3 năm 2014.
Báo chí trong ngoài nước lập tức ồn ào và đặt cho dự thảo trên một cái tên khác: dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”
Nói không ngoa, “tăng quyền cho thủ tướng” là bước triển khai đầu tiên cho “đổi mới thể chế” từ thông điệp đầu năm 2014 của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong khi những hứa hẹn khác về “xóa độc quyền.” “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” và đặc biệt là khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng.
Quân đội trực thuộc chính phủ?
Ông Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh của Quốc Hội dẫn ra Ðiều 17 trong dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ (sửa đổi) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ trong quản lý về quốc phòng và cho rằng phải thận trọng với quy định này, vì hiến pháp không nói chính phủ xây dựng quân đội nhân dân.
“Tôi cho là phải xác định rõ vai trò của chính phủ trong vấn đề quốc phòng an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang theo đúng hiến pháp. Hiến pháp quy định nhà nước củng cố xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân. Hiến pháp quy định nhà nước xây dựng quân đội nhân dân, từng bước chính quy, hiện đại. Ghi thế này là chính phủ xây dựng quân đội nhân dân thì không phải.”
Nội dung “tranh tụng” trên là rất đáng lưu tâm. Theo hiến pháp, “Thống lĩnh quân đội” vẫn là quyền của chủ tịch nước - tức ông Trương Tấn Sang vào lúc này. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu cả ông Sang và thủ tướng đương nhiệm cùng có quyền hành chỉ đạo quân đội? Khi đó, quyền lực sẽ theo thế “song kiếm hợp bích” hay thực chất rơi vào tay ai?
“Cơ chế quản lý lực lượng vũ trang xác định rất rõ đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt, chính phủ chỉ thống nhất quản lý nhà nước về mặt này thôi, cụ thể là gì thì sẽ nói trong quy định, chứ nếu chính phủ làm tất cả thì không đúng với tinh thần của hiến pháp” - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh Quốc Hội tỏ ra rất “kiên định” trước dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ.
Thủ tướng độc lập với ai?
Cùng lúc, một nội dung khác đáng bận tâm không kém đã được Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng khai phóng: dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ sử dụng từ ngữ khá mới và khó hiểu như “hành pháp chính trị,” “chính trị hành chính,” “kiến tạo xây dựng đất nước”... mà trong hiến pháp không đề cập.
Bà Phóng truy vấn, “Tờ trình nêu rằng xây dựng thiết chế thủ tướng độc lập. Vậy thủ tướng độc lập với ai? Ðộc lập với chính phủ hay độc lập tương đối trong mối quan hệ với chức trách của thủ tướng?”
Cần ghi nhận, đây là lần đầu tiên Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng phát ra một ý kiến quan ngại sắc sảo và lộ thiên đến vậy về vai trò của thủ tướng Việt Nam.
Ngay trước đó, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trỏng như một hàm ý nửa kín nửa hở: “Có thẩm quyền thì bao giờ cũng đi với nó là trách nhiệm, quyền thì nói nhưng trách nhiệm thì không hỏi.”
Ðồng quan điểm với chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn lại tiếp thêm câu hỏi, “Có cơ chế từ chức không? Cơ chế từ chức thì báo chí nói nhiều rồi, bây giờ đổi mới có dám đưa cái đó không? Tôi đồng ý với chủ tịch Quốc Hội là nêu quyền hạn thì khá rõ, nhưng trách nhiệm kể cả chính phủ, thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng thì không rõ.”
Còn với ông Phan Trung Lý - chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật, điểm đặc biệt là dự thảo chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của thủ tướng chính phu:Ư “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của chính phủ và thủ tướng chính phủ” đã được quy định tại Khoản 6 Ðiều 98 hiến pháp. Ðồng thời, các quy định này phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên thủ tướng chính phủ.
“Ủy ban pháp luật nhận thấy, dự thảo luật chưa thể chế hóa quy định tại Khoản 2 Ðiều 88 của hiến pháp về thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ.” ông Phan Trung Lý phát biểu như thể kết luận.
Ðặc khu trưởng Phú Quốc là ai?
Xin nhắc lại, cuộc “tranh tụng” tại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội như trên diễn ra trong không khí nóng dần và khá cập rập chuẩn bị cho hai kỳ họp trung ương và Quốc Hội (hoặc Quốc Hội trước và trung ương sau) vào cuối năm 2014 - được dư luận xem là “đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự” cho Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016.
Nếu dự thảo “tăng quyền cho thủ tướng” được Quốc Hội “gật.” vai trò thủ tướng sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” về quyền lực và quyền hành.
Về thực chất, quyền hành nếu được luật hóa trên sẽ rất có ý nghĩa cho cương vị của thủ tướng trong giai đoạn nước rút từ nay đến Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016, mà ngay trước mắt là “vượt rào” tại Hội Nghị Trung Ương 10 cuối năm 2014.
Ðộng thái “tăng quyền cho thủ tướng” đột ngột như thế cũng có thể phản ánh tâm thế gia tăng sốt ruột từ những người bên chính phủ, khi thời gian cứ hoài trôi mà chưa có một kết quả cụ thể nào được định hình.
Trùng thời điểm phía chính phủ bất ngờ đưa ra dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ, ngày 5 tháng 10, 2004, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định Số 178 phê duyệt đề án phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long.
Gắn bó với quyết định trên, Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi thông tin, “Bộ Chính Trị đã đồng ý cho mở casino ở Phú Quốc và đang xem xét đề án thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.”
Ông Thi cũng thuyết minh, “Ðề án đang trình Bộ Chính Trị xem xét. Ðặc khu trưởng hoạt động theo cơ chế ủy quyền, vẫn trực thuộc sự lãnh đạo của UBND tỉnh. Một số chức năng, quyền hạn lẽ ra thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thậm chí thuộc thẩm quyền của thủ tướng... thì mình đề xuất chính phủ, Bộ Chính Trị ủy quyền cho đặc khu trưởng.”
Một tờ báo trong nước lập tức đặt câu hỏi: Tại sao đặc khu trưởng Phú Quốc lại có thể “quyết” ngang... thủ tướng?
Nhân vật đặc khu trưởng thân thế đầy tiềm năng quyền lực này là ai?
Kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2014 đang rất cận. Dự kiến, Quốc Hội sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 và họp kéo dài trong khoảng 40 ngày. Nhiều nội dung “nặng” được nguyên chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và cũng là người mà vào cuối năm 2013 tuyên ngôn “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp.” tiết lộ cho kỳ họp tới.
Theo đánh giá chung của giới quan sát, một trong những nội dung quan trọng nhất có thể là việc Quốc Hội thảo luận và xem xét có nên thông qua hay không một văn bản được ông Trọng xem là “khó”: Luật Tổ Chức Chính Phủ.
Dự luật “tăng quyền cho thủ tướng”
“Thủ tướng có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc chính phủ. Trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ tướng được giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc Hội phê chuẩn và chủ tịch nước bổ nhiệm.
Tương tự, thủ tướng được quyền tạm thời giao quyền chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp địa phương chưa bầu được chức danh này.
Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật...”
Những nội dung trên là tinh thần cốt lõi của bản dự thảo sửa đổi Luật Tổ Chức Chính Phủ - một văn bản được phía chính phủ “bất ngờ” đặt lên bàn thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào ngày cuối cùng của quý 3 năm 2014.
Báo chí trong ngoài nước lập tức ồn ào và đặt cho dự thảo trên một cái tên khác: dự luật “tăng quyền cho thủ tướng.”
Nói không ngoa, “tăng quyền cho thủ tướng” là bước triển khai đầu tiên cho “đổi mới thể chế” từ thông điệp đầu năm 2014 của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong khi những hứa hẹn khác về “xóa độc quyền.” “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” và đặc biệt là khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng.
Quân đội trực thuộc chính phủ?
Ông Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh của Quốc Hội dẫn ra Ðiều 17 trong dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ (sửa đổi) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ trong quản lý về quốc phòng và cho rằng phải thận trọng với quy định này, vì hiến pháp không nói chính phủ xây dựng quân đội nhân dân.
“Tôi cho là phải xác định rõ vai trò của chính phủ trong vấn đề quốc phòng an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang theo đúng hiến pháp. Hiến pháp quy định nhà nước củng cố xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân. Hiến pháp quy định nhà nước xây dựng quân đội nhân dân, từng bước chính quy, hiện đại. Ghi thế này là chính phủ xây dựng quân đội nhân dân thì không phải.”
Nội dung “tranh tụng” trên là rất đáng lưu tâm. Theo hiến pháp, “Thống lĩnh quân đội” vẫn là quyền của chủ tịch nước - tức ông Trương Tấn Sang vào lúc này. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu cả ông Sang và thủ tướng đương nhiệm cùng có quyền hành chỉ đạo quân đội? Khi đó, quyền lực sẽ theo thế “song kiếm hợp bích” hay thực chất rơi vào tay ai?
“Cơ chế quản lý lực lượng vũ trang xác định rất rõ đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt, chính phủ chỉ thống nhất quản lý nhà nước về mặt này thôi, cụ thể là gì thì sẽ nói trong quy định, chứ nếu chính phủ làm tất cả thì không đúng với tinh thần của hiến pháp” - chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh Quốc Hội tỏ ra rất “kiên định” trước dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ.
Thủ tướng độc lập với ai?
Cùng lúc, một nội dung khác đáng bận tâm không kém đã được Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng khai phóng: dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ sử dụng từ ngữ khá mới và khó hiểu như “hành pháp chính trị,” “chính trị hành chính,” “kiến tạo xây dựng đất nước”... mà trong hiến pháp không đề cập.
Bà Phóng truy vấn, “Tờ trình nêu rằng xây dựng thiết chế thủ tướng độc lập. Vậy thủ tướng độc lập với ai? Ðộc lập với chính phủ hay độc lập tương đối trong mối quan hệ với chức trách của thủ tướng?”
Cần ghi nhận, đây là lần đầu tiên Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng phát ra một ý kiến quan ngại sắc sảo và lộ thiên đến vậy về vai trò của thủ tướng Việt Nam.
Ngay trước đó, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trỏng như một hàm ý nửa kín nửa hở: “Có thẩm quyền thì bao giờ cũng đi với nó là trách nhiệm, quyền thì nói nhưng trách nhiệm thì không hỏi.”
Ðồng quan điểm với chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn lại tiếp thêm câu hỏi, “Có cơ chế từ chức không? Cơ chế từ chức thì báo chí nói nhiều rồi, bây giờ đổi mới có dám đưa cái đó không? Tôi đồng ý với chủ tịch Quốc Hội là nêu quyền hạn thì khá rõ, nhưng trách nhiệm kể cả chính phủ, thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng thì không rõ.”
Còn với ông Phan Trung Lý - chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật, điểm đặc biệt là dự thảo chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của thủ tướng chính phu:Ư “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của chính phủ và thủ tướng chính phủ” đã được quy định tại Khoản 6 Ðiều 98 hiến pháp. Ðồng thời, các quy định này phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên thủ tướng chính phủ.
“Ủy ban pháp luật nhận thấy, dự thảo luật chưa thể chế hóa quy định tại Khoản 2 Ðiều 88 của hiến pháp về thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ.” ông Phan Trung Lý phát biểu như thể kết luận.
Ðặc khu trưởng Phú Quốc là ai?
Xin nhắc lại, cuộc “tranh tụng” tại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội như trên diễn ra trong không khí nóng dần và khá cập rập chuẩn bị cho hai kỳ họp trung ương và Quốc Hội (hoặc Quốc Hội trước và trung ương sau) vào cuối năm 2014 - được dư luận xem là “đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự” cho Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016.
Nếu dự thảo “tăng quyền cho thủ tướng” được Quốc Hội “gật.” vai trò thủ tướng sẽ được “nâng lên một tầm cao mới” về quyền lực và quyền hành.
Về thực chất, quyền hành nếu được luật hóa trên sẽ rất có ý nghĩa cho cương vị của thủ tướng trong giai đoạn nước rút từ nay đến Ðại Hội Ðảng 12 vào năm 2016, mà ngay trước mắt là “vượt rào” tại Hội Nghị Trung Ương 10 cuối năm 2014.
Ðộng thái “tăng quyền cho thủ tướng” đột ngột như thế cũng có thể phản ánh tâm thế gia tăng sốt ruột từ những người bên chính phủ, khi thời gian cứ hoài trôi mà chưa có một kết quả cụ thể nào được định hình.
Trùng thời điểm phía chính phủ bất ngờ đưa ra dự thảo Luật Tổ Chức Chính Phủ, ngày 5 tháng 10, 2004, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định Số 178 phê duyệt đề án phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long.
Gắn bó với quyết định trên, Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi thông tin, “Bộ Chính Trị đã đồng ý cho mở casino ở Phú Quốc và đang xem xét đề án thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.”
Ông Thi cũng thuyết minh, “Ðề án đang trình Bộ Chính Trị xem xét. Ðặc khu trưởng hoạt động theo cơ chế ủy quyền, vẫn trực thuộc sự lãnh đạo của UBND tỉnh. Một số chức năng, quyền hạn lẽ ra thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thậm chí thuộc thẩm quyền của thủ tướng... thì mình đề xuất chính phủ, Bộ Chính Trị ủy quyền cho đặc khu trưởng.”
Một tờ báo trong nước lập tức đặt câu hỏi: Tại sao đặc khu trưởng Phú Quốc lại có thể “quyết” ngang... thủ tướng?
Nhân vật đặc khu trưởng thân thế đầy tiềm năng quyền lực này là ai?
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ