Hồng Kông kỷ niệm một tháng biểu tình
Thụy My/ RFI
Ảnh bên:Phong trào đòi dân chủ kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập hợp tại Admiralty - Reuters
Các nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông kêu gọi những người ủng hộ hôm nay 28/10/2014 hãy kỷ niệm một tháng biểu tình quy mô, bằng cách lại trang bị các khẩu trang đã sử dụng để tự bảo vệ trước hơi cay và hơi tiêu của cảnh sát.
Ảnh bên:Phong trào đòi dân chủ kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập hợp tại Admiralty - Reuters
Các nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông kêu gọi những người ủng hộ hôm nay 28/10/2014 hãy kỷ niệm một tháng biểu tình quy mô, bằng cách lại trang bị các khẩu trang đã sử dụng để tự bảo vệ trước hơi cay và hơi tiêu của cảnh sát.
Những người tổ chức, vốn tìm cách duy trì sự năng động của phong trào, đã yêu cầu những người biểu tình tối nay tập hợp tại Admiralty, một trong ba địa điểm chiếm đóng gần trụ sở chính quyền Hồng Kông.
Vào lúc 17giờ 57 (9 giờ 57 GMT) sẽ diễn ra 87 giây im lặng, tượng trưng cho 87 loạt hơi cay do cảnh sát bắn vào những người biểu tình đòi dân chủ - hôm 28/9 đã tràn ngập một đại lộ gần Hội đồng Lập pháp.
Loạt hơi cay này đã gây sốc mạnh tại Hồng Kông cũng như trên thế giới. Để phản ứng lại, hàng chục ngàn người đã xuống đường phản kháng. Và nếu sau bốn tuần, số lượng người biểu tình giảm đi đáng kể, họ vẫn đang phong tỏa những con đường huyết mạch của thành phố, gây trở ngại rất nhiều cho giao thông và hoạt động kinh tế.
Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất tại Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 đến nay. Những người biểu tình đòi hỏi thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử trưởng đại diện năm 2017. Bắc Kinh chấp nhận nguyên tắc « mỗi cử tri một lá phiếu, nhưng lại dành riêng cho một ủy ban - gồm các đại cử tri chủ yếu thiên về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc - quyền chọn lựa trước các ứng cử viên.
Những người phản kháng cũng yêu cầu Trưởng đại diện Hồng Kông Lương Chấn Anh, bị coi là con rối của Bắc Kinh, phải từ chức. Theo một cuộc thăm dò của trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, tỉ lệ ủng hộ ông Lương Chấn Anh lúc khởi đầu nhiệm kỳ vào tháng 3/2012 là 53,9%, nay giảm mạnh, chỉ còn có 38,6%.
Các địa điểm chiếm đóng là mục tiêu tấn công của một số cư dân bực tức, nhưng nhất là bọn côn đồ bị cho là thuộc phe Tam Hoàng – mafia Trung Quốc. Cảnh sát cũng vấp phải sự chống đối của những người biểu tình khi cố giải tỏa một số tuyến đường lưu thông.
Phong trào đấu tranh nay dường như đang lâm vào ngõ cụt, khi các cuộc đối thoại tuần trước giữa sinh viên và chính quyền không mang lại một kết quả cụ thể nào. Rất ít nhà quan sát chờ đợi việc Bắc Kinh nhượng bộ các đòi hỏi của người biểu tình, vốn ý thức được tâm trạng chán ngán trước tình trạng cuộc sống bị xáo trộn hiện nay của bảy triệu dân Hồng Kông.
Giáo sư đại học Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào dân chủ Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) tuyên bố với báo chí là ông dự kiến ít tham gia xuống đường hơn, dành thời gian trước hết cho việc giảng dạy. Ông nói : « Chúng tôi không rời bỏ phong trào. Nhưng để kéo dài cuộc tranh đấu, cần phải điều chỉnh lại cuộc sống hàng ngày theo cách sao cho có thể trụ lại được cả về mặt tâm lý và thể lực ».
Theo RFI
Vào lúc 17giờ 57 (9 giờ 57 GMT) sẽ diễn ra 87 giây im lặng, tượng trưng cho 87 loạt hơi cay do cảnh sát bắn vào những người biểu tình đòi dân chủ - hôm 28/9 đã tràn ngập một đại lộ gần Hội đồng Lập pháp.
Loạt hơi cay này đã gây sốc mạnh tại Hồng Kông cũng như trên thế giới. Để phản ứng lại, hàng chục ngàn người đã xuống đường phản kháng. Và nếu sau bốn tuần, số lượng người biểu tình giảm đi đáng kể, họ vẫn đang phong tỏa những con đường huyết mạch của thành phố, gây trở ngại rất nhiều cho giao thông và hoạt động kinh tế.
Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất tại Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 đến nay. Những người biểu tình đòi hỏi thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử trưởng đại diện năm 2017. Bắc Kinh chấp nhận nguyên tắc « mỗi cử tri một lá phiếu, nhưng lại dành riêng cho một ủy ban - gồm các đại cử tri chủ yếu thiên về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc - quyền chọn lựa trước các ứng cử viên.
Những người phản kháng cũng yêu cầu Trưởng đại diện Hồng Kông Lương Chấn Anh, bị coi là con rối của Bắc Kinh, phải từ chức. Theo một cuộc thăm dò của trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, tỉ lệ ủng hộ ông Lương Chấn Anh lúc khởi đầu nhiệm kỳ vào tháng 3/2012 là 53,9%, nay giảm mạnh, chỉ còn có 38,6%.
Các địa điểm chiếm đóng là mục tiêu tấn công của một số cư dân bực tức, nhưng nhất là bọn côn đồ bị cho là thuộc phe Tam Hoàng – mafia Trung Quốc. Cảnh sát cũng vấp phải sự chống đối của những người biểu tình khi cố giải tỏa một số tuyến đường lưu thông.
Phong trào đấu tranh nay dường như đang lâm vào ngõ cụt, khi các cuộc đối thoại tuần trước giữa sinh viên và chính quyền không mang lại một kết quả cụ thể nào. Rất ít nhà quan sát chờ đợi việc Bắc Kinh nhượng bộ các đòi hỏi của người biểu tình, vốn ý thức được tâm trạng chán ngán trước tình trạng cuộc sống bị xáo trộn hiện nay của bảy triệu dân Hồng Kông.
Giáo sư đại học Đái Diệu Đình (Benny Tai), người đồng sáng lập phong trào dân chủ Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) tuyên bố với báo chí là ông dự kiến ít tham gia xuống đường hơn, dành thời gian trước hết cho việc giảng dạy. Ông nói : « Chúng tôi không rời bỏ phong trào. Nhưng để kéo dài cuộc tranh đấu, cần phải điều chỉnh lại cuộc sống hàng ngày theo cách sao cho có thể trụ lại được cả về mặt tâm lý và thể lực ».
Theo RFI
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ