Kim Jong Un vẫn biệt tăm một cách bí ẩn
Tú Anh/ RFI
Ảnh bên:Lãnh đạo BTT Kim Jong Un (áo đen) và "quần thần" uy nghi tới viếng lăng ông và cha tại Bình Nhưỡng trong dịp kỷ niệm 61 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1953) hôm 27/7/2014./REUTERS / KCNA
Lãnh đạo chế độ cha truyền con nối Bắc Triều Tiên không tham dự kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động, không thăm viếng lăng mộ ông nội Kim Nhật Thành, thân phụ Kim Chính Nhật trong ngày hôm nay 10/10. Sau hơn một tháng « mất dạng », càng ngày càng có nhiều tin đồn về số phận của Kim Jong Un và chế độ Bình Nhưỡng.
Thứ bảy tuần trước, một phái đoàn lãnh đạo Bắc Triều Tiên do phó thống chế Hwang Pyong So (Hoàng Bính Thệ), tân phó chủ tịch Quân ủy trung ương dẫn đầu, bất ngờ đến Hàn Quốc. Trong bối cảnh hai nước vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh, đây là một sự kiện được giới chuyên gia Hàn Quốc xem là « chưa từng thấy » để lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Seoul và Kim Jong Un.
Ảnh bên:Lãnh đạo BTT Kim Jong Un (áo đen) và "quần thần" uy nghi tới viếng lăng ông và cha tại Bình Nhưỡng trong dịp kỷ niệm 61 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1953) hôm 27/7/2014./REUTERS / KCNA
Lãnh đạo chế độ cha truyền con nối Bắc Triều Tiên không tham dự kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động, không thăm viếng lăng mộ ông nội Kim Nhật Thành, thân phụ Kim Chính Nhật trong ngày hôm nay 10/10. Sau hơn một tháng « mất dạng », càng ngày càng có nhiều tin đồn về số phận của Kim Jong Un và chế độ Bình Nhưỡng.
Thứ bảy tuần trước, một phái đoàn lãnh đạo Bắc Triều Tiên do phó thống chế Hwang Pyong So (Hoàng Bính Thệ), tân phó chủ tịch Quân ủy trung ương dẫn đầu, bất ngờ đến Hàn Quốc. Trong bối cảnh hai nước vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh, đây là một sự kiện được giới chuyên gia Hàn Quốc xem là « chưa từng thấy » để lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Seoul và Kim Jong Un.
Tuy nhiên, từ một tháng trước đó và cho đến hôm nay không ai biết số phận lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra sao. Hình ảnh cuối cùng cho thấy cháu nội của Kim Nhật Thành cầm thuốc lá thoải mái bên cạnh người vợ trẻ xem hòa nhạc ngày 03/09/2014 đăng trên báo đảng Rodong.
Từ đó đến nay, Kim Jong Un không tham dự bất cứ một sự kiện quan trọng nào của chế độ khép kín này từ ngày khai mạc khóa họp Quốc hội cho đến kỷ niệm 69 năm thành lập đảng cầm quyền, sự kiện lớn của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng.
Bản tin hôm nay 10/10 của KNCA, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên, thông báo danh sách các lãnh đạo cao cấp hàng năm thăm lăng mộ của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il nhân ngày kỷ niệm 69 năm thành lập đảng. Tuy nhiên, trong danh sách này cũng không có tên của Kim Jong Un.Truyền hình Bình Nhưỡng chỉ chiếu lại những sinh hoạt cũ của lãnh đạo.
Tình trạng vắng mặt bí ẩn và lâu dài của Kim Jong Un gây ra nhiều tin đồn tại châu Á. Báo Chosun của Hàn Quốc lúc đầu thì đưa ra giả thuyết Kim Jong Un nghĩ hè nhưng cũng lưu ý sự biệt tăm của Hwang Pyon Si, nhân vật chỉ huy an ninh bảo vệ lãnh đạo.
Nhật báo khác của Hàn Quốc là Joongang thì đưa ra giả thuyết Kim Jong Un bị gãy chân trong khi Yonhap trích một nguồn tin ẩn danh nói lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị "bệnh thống phong, tiểu đường, mỡ trong máu, huyết áp cao ». Thân thể béo phì của Kim Jong Un cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại cho sức khỏe.
Trước những tin đồn này, cơ quan tuyên truyền của Bình Nhưỡng buộc phải loan báo Kim Jong Un « khó ở trong người ». Thế nhưng, trong chuyến thăm viếng Hàn Quốc, phó Thống chế Hoàng Bính Thệ phủ nhận các tin đồn này và cho rằng Kim bí thư vẫn khỏe.
Tiếp theo đó có tin cho rằng một số bác sĩ Bắc Triều Tiên sang Thụy sĩ (nơi Kim Jong Un du học lúc nhỏ) và sang Đức để tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Trong khi đó, báo mạng Global Post, tập trung những cây bút thông tín viên nước ngoài, cho rằng Kim đã bị những người thân cận của người cha quá cố lật đổ và chính quyền do cô em gái điều hành.
Sự kiện phó Thống chế Thôi Long Hải, nhân vật được xem là cánh tay mặt của Kim Jong Un sau khi hạ sát người chú dượng, đã bị mất chức Phó chủ tịch Quân ủy trung ương hồi cuối tháng 9 phải chăng là dấu hiệu ? Tin đồn đảo chính cũng được loan tải trên mạng Weibo của Trung Quốc nhưng cả Bắc Kinh lẫn Washington đều cải chính.
Theo AFP, tuy rất hăm hở tạo tin đồn bất lợi cho người anh em thù địch miền bắc, lần này Seoul tỏ ra thận trọng đặc biệt. Bộ trưởng bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố là dựa vào các nguồn tin của chính phủ thì Kim Jong Un vẫn nắm quyền.
Được AFP đặt câu hỏi, nhà phân tích Hàn Quốc Cheong Seong Chang nghiêng về giả thuyết bệnh tật. Một sự kiệntrọng đại như ngày kỷ niệm 69 năm thành lập đảng Lao động, mà lãnh đạo tối cao của đảng vẫn " biệt âm vô tín" thì quả là chuyện chưa từng có ở chế độ Bình Nhưỡng từ trước đến nay. Bởi vậy nhà quan sát Hàn Quốc cho rằng sự vắng mặt bất bình thường của Kim Jong Un phải là dấu hiệu của một sự việc « nghiêm trọng ».
Theo RFI
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ