Bắt Anh Ba Sàm là ‘trái pháp luật’
Xét trên cả bình diện pháp luật nội địa lẫn quốc tế, việc bắt và giam giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy là hoàn toàn tùy tiện và trái pháp luật.
Quy trình tố tụng sai từ đầu
Vụ án Anh Ba Sàm mở màn ngày 5/5 với việc bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh và sau đó là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, quyết định bắt khẩn cấp khác với quyết định bắt thông thường ở chỗ nó không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trước khi thi hành. Việc phê chuẩn sẽ được tiến hành sau khi bắt người, trong vòng 12 tiếng kể từ khi Viện Kiểm sát nhận được đề nghị phê chuẩn từ cơ quan điều tra.
Quy định này trao cho cơ quan điều tra quyền hành động ngay lập tức, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào, và hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin.
Tuy nhiên, quyết định bắt giữ khẩn cấp này của Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) lại không nằm trong bất cứ trường hợp nào được phép bắt khẩn cấp theo quy định tại Điều 81, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Theo đó, việc bắt khẩn cấp chỉ được tiến hành trong trường hợp (i) khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (ii) khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; và (iii) khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Cả ba trường hợp nêu trên đều dễ dàng bị loại bỏ, bởi Điều 258, Bộ luật Hình sự không thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không có người bị hại nào hoặc người nào có mặt tại nhà và văn phòng của ông Vinh và bà Thúy trông thấy họ đang thực hiện tội phạm gì, và cơ quan điều tra không chứng minh được dấu vết tội phạm gì ở người hoặc chỗ ở của hai người này. Bằng chứng là theo Bản Kết luận điều tra số 14/KLĐT ngày 30/10, tất cả các đồ vật thu giữ được tại nhà và văn phòng của họ đều được kết luận là “không liên quan trực tiếp đến vụ án”.
Việc sai phạm ngay từ khâu bắt giữ dẫn đến sai phạm của toàn bộ quy trình tố tụng sau đó.
Vi phạm quyền bí mật thông tin cá nhân
Bản Kết luận điều tra còn trực tiếp tiết lộ phương pháp thu thập chứng cứ trái pháp luật của cơ quan công an, mà những chứng cứ này lại được dùng làm cơ sở để ra quyết định bắt khẩn cấp đối với ông Vinh và bà Thúy.
Điều đó được thể hiện rõ ngay trang 1 của bản Kết luận điều tra, trình bày rằng vụ án đã được bắt đầu từ ngày 01/4 khi Cục Bảo vệ Chính trị 6 – Tổng cục An ninh I – Bộ Công an gửi Công văn cho Cơ quan An ninh Điều tra, cung cấp dữ liệu theo dõi hai thuê bao Internet (đăng ký với nhà mạng VDC và FPT) của ông Vinh và bà Thúy, với kết luận “thường xuyên đăng tải trên Internet các bài viết có dấu hiệu xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Điều này không khỏi khiến những ai quan tâm đặt ra một số câu hỏi: Liệu công an có được phép theo dõi và sao chép dữ liệu truy xuất Internet của người dùng hay không? Nếu công an muốn theo dõi và sao chép dữ liệu đó thì nhà mạng có nghĩa vụ cung cấp hay không? Và nhà mạng có được phép cung cấp dữ liệu của khách hàng cho công an hay không?
Một số người khác sẽ liên tưởng đến một chi tiết tuy nhỏ mà không nhỏ trong các vụ án ở phương Tây: Cảnh sát chỉ được phép nghe trộm điện thoại của công dân khi được tòa án cho phép.
Đối với pháp luật Việt Nam, câu trả lời có thể dễ dàng được tìm thấy tại Điều 38, Bộ luật Dân sự về quyền bí mật đời tư, theo đó, “thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Điều 72 của Luật Công nghệ thông tin cũng nghiêm cấm việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
Tuy vậy, một số người có thể trích dẫn chính Điều 38, Bộ luật Dân sự để phản bác, rằng việc kiểm soát thư tín và thông tin điện tử vẫn có thể tiến hành theo quy định của pháp luật VÀ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy nhưng quy định đó là quy định nào và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là quyết định nào thì bản Kết luận điều tra hoàn toàn không nhắc tới.
Nếu thực sự Bộ Công an được trao thẩm quyền theo dõi dữ liệu thuê bao Internet, và thực sự có quyết định của một cơ quan nào đó cho phép họ theo dõi thuê bao của ông Vinh và bà Thúy thì lại phải đặt một dấu hỏi lớn về tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các văn bản đó.
Cần lưu ý rằng, cho đến nay, hai văn bản trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an là Nghị định số 77/2009/NĐ-CP và số 21/2014/NĐ-CP đều không được tìm thấy trên hệ thống công báo cũng như các website tra cứu văn bản pháp luật. Một số nguồn tin nói rằng chúng được đóng dấu Mật và không được phép công khai.
Một số người khác sẽ liên tưởng đến một chi tiết tuy nhỏ mà không nhỏ trong các vụ án ở phương Tây: Cảnh sát chỉ được phép nghe trộm điện thoại của công dân khi được tòa án cho phép.
Đối với pháp luật Việt Nam, câu trả lời có thể dễ dàng được tìm thấy tại Điều 38, Bộ luật Dân sự về quyền bí mật đời tư, theo đó, “thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Điều 72 của Luật Công nghệ thông tin cũng nghiêm cấm việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
Tuy vậy, một số người có thể trích dẫn chính Điều 38, Bộ luật Dân sự để phản bác, rằng việc kiểm soát thư tín và thông tin điện tử vẫn có thể tiến hành theo quy định của pháp luật VÀ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy nhưng quy định đó là quy định nào và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là quyết định nào thì bản Kết luận điều tra hoàn toàn không nhắc tới.
Nếu thực sự Bộ Công an được trao thẩm quyền theo dõi dữ liệu thuê bao Internet, và thực sự có quyết định của một cơ quan nào đó cho phép họ theo dõi thuê bao của ông Vinh và bà Thúy thì lại phải đặt một dấu hỏi lớn về tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các văn bản đó.
Cần lưu ý rằng, cho đến nay, hai văn bản trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an là Nghị định số 77/2009/NĐ-CP và số 21/2014/NĐ-CP đều không được tìm thấy trên hệ thống công báo cũng như các website tra cứu văn bản pháp luật. Một số nguồn tin nói rằng chúng được đóng dấu Mật và không được phép công khai.
Bắt giữ tùy tiện
Dưới lăng kính pháp luật quốc tế về nhân quyền, hành vi bắt và giam giữ ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy là sự vi phạm đối với quyền tự do thân thể của họ và được định nghĩa là hành vi bắt giữ tùy tiện.
Các Điều 9 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định “không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách tùy tiện”.
Việt Nam là thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và đã ký kết, tham gia các văn kiện mang tính chất nền tảng và trụ cột này của luật nhân quyền quốc tế.
Quy định khá khái quát của hai văn kiện nêu trên, trong một nền pháp trị bình thường và với sự độc lập của hệ thống tư pháp, bao giờ cũng được giải thích và thực thi gần với công lý xã hội nhất, tiệm cận nhất có thể với điểm cân bằng giữa quyền của các cá nhân và sự an toàn của xã hội.
Vào năm 2000, Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một cơ quan bao gồm các chuyên gia nhân quyền độc lập chuyên điều tra các vụ bắt giữ tùy tiện ở các quốc gia thành viên, đã đưa ra một bộ ba tiêu chí cơ bản để xác định khi nào thì một hành vi bắt giữ được coi là tùy tiện.
Trong số ba tiêu chí đó, việc bắt giữ do thực thi các quyền tự do được quy định trong các văn kiện về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ được coi là tùy tiện và được xếp vào Mục II (Category II).
Mặc dù ông Vinh và bà Thúy không khai nhận 24 bài viết được nêu trong bản Kết luận điều tra là do họ đăng tải, nhưng việc công an cho rằng họ đã đăng những bài viết đó và tiến hành bắt giữ họ, không gì khác hơn là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, và rơi vào Mục II nêu trên.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện đang làm việc tại Thái Lan.
Các Điều 9 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định “không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách tùy tiện”.
Việt Nam là thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và đã ký kết, tham gia các văn kiện mang tính chất nền tảng và trụ cột này của luật nhân quyền quốc tế.
Quy định khá khái quát của hai văn kiện nêu trên, trong một nền pháp trị bình thường và với sự độc lập của hệ thống tư pháp, bao giờ cũng được giải thích và thực thi gần với công lý xã hội nhất, tiệm cận nhất có thể với điểm cân bằng giữa quyền của các cá nhân và sự an toàn của xã hội.
Vào năm 2000, Nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một cơ quan bao gồm các chuyên gia nhân quyền độc lập chuyên điều tra các vụ bắt giữ tùy tiện ở các quốc gia thành viên, đã đưa ra một bộ ba tiêu chí cơ bản để xác định khi nào thì một hành vi bắt giữ được coi là tùy tiện.
Trong số ba tiêu chí đó, việc bắt giữ do thực thi các quyền tự do được quy định trong các văn kiện về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ được coi là tùy tiện và được xếp vào Mục II (Category II).
Mặc dù ông Vinh và bà Thúy không khai nhận 24 bài viết được nêu trong bản Kết luận điều tra là do họ đăng tải, nhưng việc công an cho rằng họ đã đăng những bài viết đó và tiến hành bắt giữ họ, không gì khác hơn là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, và rơi vào Mục II nêu trên.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện đang làm việc tại Thái Lan.
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ