Giải “Nobel” Kinh tế 2014: Làm sao kìm cương Google?
Nguyễn Vạn Phú/ TBKTSG
GS. Jean Tirole |
Với những ai chủ trương nhà nước phải đóng vai trò lớn hơn, điều tiết mạnh hơn để các tập đoàn kinh tế lớn không mặc sức tung hoành trên thị trường, ắt họ sẽ hoan nghênh Jean Tirole, người vừa được trao giải “Nobel” Kinh tế năm nay.
Năm nay 61 tuổi, vị giáo sư người Pháp của trường Đại học Toulouse này lấy bằng tiến sĩ kinh tế từ trường MIT danh tiếng của Mỹ. Các nghiên cứu của ông từ thập niên 1980 đến nay đã giúp chính phủ nhiều nước, nhất là ở châu Âu và Mỹ kiểm soát các ngành trong đó chỉ có một số “ông lớn” hoạt động như điện lực, viễn thông, truyền hình cáp, thẻ tín dụng, ngân hàng, đường sắt...
Tuy nhiên, phải nói cho rõ không phải Tirole chủ trương kiểm soát các tập đoàn kinh tế lớn - ông chỉ đề ra những mô hình, dựa vào lý thuyết trò chơi, để các doanh nghiệp lớn phải tự điều tiết sao cho có lợi nhất cho xã hội - tức cân bằng giữa kiểm soát quá chặt, triệt tiêu động lực phát triển và kiểm soát quá lỏng, có hại cho người tiêu dùng. (Có thể đọc thêm “Nobel Kinh tế 2014: “thuần hóa” các tập đoàn mạnh” trên TBKTSG Online). Điều thú vị là cả hai năm gần đây nhất, giải Nobel Kinh tế được trao cho những công trình xem kinh tế thị trường là không hoàn hảo, có lẽ là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Ở đây chúng ta hãy nhìn sâu vào một công trình gần đây hơn của Jean Tirole (“Cạnh tranh trong thị trường lưỡng diện” - 2002) hiện đang ảnh hưởng lên các chính sách kiểm soát các loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nhất là trên Internet.
Khi nói đến kinh doanh, chúng ta thường nghĩ đến quan hệ “đơn diện” - tức nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nhưng thực tế loại hình doanh nghiệp “lưỡng diện” hay thị trường “lưỡng diện” xuất hiện ngày càng nhiều. Bài viết của Jean Tirole đưa ra ví dụ các doanh nghiệp như Sony vừa sản xuất máy chơi game để bán nhưng đồng thời còn thu tiền bản quyền từ phía các nhà lập trình viết game. Với suy nghĩ bình thường, có lẽ ai cũng nghĩ Sony sẽ nâng giá cả hai đầu để “tối đa hóa lợi nhuận”. Nhưng thực tế không phải vậy. Số lượng người chơi Play Station là một trong những yếu tố để nhà lập trình quyết định có bỏ công sức ra viết game hay làm việc khác. Đồng thời, số lượng game cho Play Station cũng góp phần tác động lên quyết định của người tiêu dùng mua máy chơi game này hay mua máy của Nintendo.
Tirole đưa ra nhiều loại hình “lưỡng diện” như thế: Nhà phát hành thẻ tín dụng và bên chấp nhận thẻ, báo chí với độc giả và nhà quảng cáo, thậm chí các quán bar còn để các cô chân dài vào cửa miễn phí để thu hút thêm các ông... nói chung là tình trạng “con gà-quả trứng”, xây cái nào trước, chìu cái nào trước cho có lợi nhất!
Như vậy, nếu từ bỏ doanh thu của một bên mà tối đa hóa doanh thu của bên kia thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thực hiện ngay. Công trình của Tirole (cùng viết với Jean-Charles Rochet) đưa ra lý giải về mô hình “lưỡng diện” này để giải thích vì sao những doanh nghiệp lớn như Google hay Facebook luôn duy trì dịch vụ miễn phí cho người tiêu dùng hay vì sao Sony và Microsoft bán máy chơi game dưới giá thành.
Trong mô hình của Google hay Facebook, chi phí ban đầu để vận hành Facebook hay để tạo chỉ mục cho mọi thông tin trên Internet là rất lớn nhưng phục vụ thêm một người dùng Facebook hay cung cấp thêm dịch vụ tìm thông tin cho người dùng Google thì chi phí hầu như bằng không. Vậy là Google hay Facebook miễn phí góc bên này rồi tính phí quảng cáo ở góc bên kia - hay nói cách khác Google và Facebook đang biến người dùng thành sản phẩm của họ để bán cho bên thứ ba.
Vấn đề đặt ra là làm sao điều tiết loại thị trường “lưỡng diện” này, một vấn đề châu Âu hiện đang rất quan tâm vì áp dụng các quy luật về giá, độc quyền giá trong trường hợp này là không ổn. Trong quá khứ Microsoft bị Bộ Tư pháp Mỹ kiện ra tòa cũng bởi cách tặng không của Microsoft bắt người dùng Windows phải dùng kèm trình duyệt của họ đã bóp chết Netscape và triệt tiêu sáng tạo. Hiện nay Amazon đang bị cáo buộc là lợi dụng vị thế của mình để ép các nhà xuất bản, chẳng hạn. Những lập luận chung quanh các vụ này đều sử dụng nghiên cứu của Tirole và nhiều người khác trong lãnh vực điều tiết độc quyền nhóm.
Trong buổi họp báo sau khi được thông báo về giải Nobel, khi được hỏi có thể dùng công trình nghiên cứu của ông như thế nào để kìm cương những doanh nghiệp Internet khổng lồ như Google, Jean Tirole cho rằng các nhà làm chính sách cần chú ý đến việc doanh nghiệp như Google hay Facebook - có xu hướng trở thành doanh nghiệp độc quyền tự nhiên trong lãnh vực của họ - không dựng lên các rào cản để ngăn ngừa đối thủ mới gia nhập thị trường, thay thế họ bằng các sản phẩm năng động hơn.
Thông thường khó thấy mối liên quan giữa các công trình kinh tế được trao giải Nobel với cuộc sống thực nhưng năm nay các công trình của Jean Tirole có tính ứng dụng rất cao. Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, Christian Noyer, cho biết các công trình của Tirole là một công cụ hữu ích trong suốt thời gian chống chọi với khủng hoảng tài chính, giúp tìm ra giải pháp điều tiết các tập đoàn tài chính.
Từ công trình về mô hình thị trường “lưỡng diện” nói trên Tirole đề ra một phép thử để xem phí mà các công ty phát hành thẻ tín dụng tính trên người dùng là có lợi cho họ hay mang tính lạm dụng vị thế độc quyền. Ủy ban châu Âu vừa mới sử dụng phương pháp đó trong các vụ chống độc quyền đối với MasterCard và Visa Europe.
Năm nay 61 tuổi, vị giáo sư người Pháp của trường Đại học Toulouse này lấy bằng tiến sĩ kinh tế từ trường MIT danh tiếng của Mỹ. Các nghiên cứu của ông từ thập niên 1980 đến nay đã giúp chính phủ nhiều nước, nhất là ở châu Âu và Mỹ kiểm soát các ngành trong đó chỉ có một số “ông lớn” hoạt động như điện lực, viễn thông, truyền hình cáp, thẻ tín dụng, ngân hàng, đường sắt...
Tuy nhiên, phải nói cho rõ không phải Tirole chủ trương kiểm soát các tập đoàn kinh tế lớn - ông chỉ đề ra những mô hình, dựa vào lý thuyết trò chơi, để các doanh nghiệp lớn phải tự điều tiết sao cho có lợi nhất cho xã hội - tức cân bằng giữa kiểm soát quá chặt, triệt tiêu động lực phát triển và kiểm soát quá lỏng, có hại cho người tiêu dùng. (Có thể đọc thêm “Nobel Kinh tế 2014: “thuần hóa” các tập đoàn mạnh” trên TBKTSG Online). Điều thú vị là cả hai năm gần đây nhất, giải Nobel Kinh tế được trao cho những công trình xem kinh tế thị trường là không hoàn hảo, có lẽ là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Ở đây chúng ta hãy nhìn sâu vào một công trình gần đây hơn của Jean Tirole (“Cạnh tranh trong thị trường lưỡng diện” - 2002) hiện đang ảnh hưởng lên các chính sách kiểm soát các loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nhất là trên Internet.
Khi nói đến kinh doanh, chúng ta thường nghĩ đến quan hệ “đơn diện” - tức nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nhưng thực tế loại hình doanh nghiệp “lưỡng diện” hay thị trường “lưỡng diện” xuất hiện ngày càng nhiều. Bài viết của Jean Tirole đưa ra ví dụ các doanh nghiệp như Sony vừa sản xuất máy chơi game để bán nhưng đồng thời còn thu tiền bản quyền từ phía các nhà lập trình viết game. Với suy nghĩ bình thường, có lẽ ai cũng nghĩ Sony sẽ nâng giá cả hai đầu để “tối đa hóa lợi nhuận”. Nhưng thực tế không phải vậy. Số lượng người chơi Play Station là một trong những yếu tố để nhà lập trình quyết định có bỏ công sức ra viết game hay làm việc khác. Đồng thời, số lượng game cho Play Station cũng góp phần tác động lên quyết định của người tiêu dùng mua máy chơi game này hay mua máy của Nintendo.
Tirole đưa ra nhiều loại hình “lưỡng diện” như thế: Nhà phát hành thẻ tín dụng và bên chấp nhận thẻ, báo chí với độc giả và nhà quảng cáo, thậm chí các quán bar còn để các cô chân dài vào cửa miễn phí để thu hút thêm các ông... nói chung là tình trạng “con gà-quả trứng”, xây cái nào trước, chìu cái nào trước cho có lợi nhất!
Như vậy, nếu từ bỏ doanh thu của một bên mà tối đa hóa doanh thu của bên kia thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thực hiện ngay. Công trình của Tirole (cùng viết với Jean-Charles Rochet) đưa ra lý giải về mô hình “lưỡng diện” này để giải thích vì sao những doanh nghiệp lớn như Google hay Facebook luôn duy trì dịch vụ miễn phí cho người tiêu dùng hay vì sao Sony và Microsoft bán máy chơi game dưới giá thành.
Trong mô hình của Google hay Facebook, chi phí ban đầu để vận hành Facebook hay để tạo chỉ mục cho mọi thông tin trên Internet là rất lớn nhưng phục vụ thêm một người dùng Facebook hay cung cấp thêm dịch vụ tìm thông tin cho người dùng Google thì chi phí hầu như bằng không. Vậy là Google hay Facebook miễn phí góc bên này rồi tính phí quảng cáo ở góc bên kia - hay nói cách khác Google và Facebook đang biến người dùng thành sản phẩm của họ để bán cho bên thứ ba.
Vấn đề đặt ra là làm sao điều tiết loại thị trường “lưỡng diện” này, một vấn đề châu Âu hiện đang rất quan tâm vì áp dụng các quy luật về giá, độc quyền giá trong trường hợp này là không ổn. Trong quá khứ Microsoft bị Bộ Tư pháp Mỹ kiện ra tòa cũng bởi cách tặng không của Microsoft bắt người dùng Windows phải dùng kèm trình duyệt của họ đã bóp chết Netscape và triệt tiêu sáng tạo. Hiện nay Amazon đang bị cáo buộc là lợi dụng vị thế của mình để ép các nhà xuất bản, chẳng hạn. Những lập luận chung quanh các vụ này đều sử dụng nghiên cứu của Tirole và nhiều người khác trong lãnh vực điều tiết độc quyền nhóm.
Trong buổi họp báo sau khi được thông báo về giải Nobel, khi được hỏi có thể dùng công trình nghiên cứu của ông như thế nào để kìm cương những doanh nghiệp Internet khổng lồ như Google, Jean Tirole cho rằng các nhà làm chính sách cần chú ý đến việc doanh nghiệp như Google hay Facebook - có xu hướng trở thành doanh nghiệp độc quyền tự nhiên trong lãnh vực của họ - không dựng lên các rào cản để ngăn ngừa đối thủ mới gia nhập thị trường, thay thế họ bằng các sản phẩm năng động hơn.
Thông thường khó thấy mối liên quan giữa các công trình kinh tế được trao giải Nobel với cuộc sống thực nhưng năm nay các công trình của Jean Tirole có tính ứng dụng rất cao. Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, Christian Noyer, cho biết các công trình của Tirole là một công cụ hữu ích trong suốt thời gian chống chọi với khủng hoảng tài chính, giúp tìm ra giải pháp điều tiết các tập đoàn tài chính.
Từ công trình về mô hình thị trường “lưỡng diện” nói trên Tirole đề ra một phép thử để xem phí mà các công ty phát hành thẻ tín dụng tính trên người dùng là có lợi cho họ hay mang tính lạm dụng vị thế độc quyền. Ủy ban châu Âu vừa mới sử dụng phương pháp đó trong các vụ chống độc quyền đối với MasterCard và Visa Europe.
Nobel Kinh tế ắt cũng đành chịu thua
Câu hỏi nhiều người đặt ra khi nghe tường thuật nội dung các công trình nghiên cứu của GS. Jean Tirole vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay là liệu có thể áp dụng chúng để chế ngự các “ông lớn” bất kham của Việt Nam như các ngành điện lực, xăng dầu...
Dù gì đi nữa, phần giới thiệu của Viện Hàm lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã chẩn đoán đúng y một phần căn bệnh của các ông lớn này: mỗi ngành chỉ có vài ba doanh nghiệp nên ảnh hưởng lớn lên giá cả, khối lượng và chất lượng sản phẩm; nhà nước muốn quản cũng đành bó tay vì thiếu thông tin về giá thành sản phẩm cũng như các chi phí nội bộ khác.
Trước khi có những nghiên cứu của Tirole, các nhà làm chính sách chỉ có thể điều tiết các dạng độc quyền tự nhiên này bằng cách ấn định giá bán, cấm hợp tác cùng ngành để bắt tay làm giá. Ở Việt Nam dường như chỉ mới dừng ở mức này như ấn định giá điện, giá xăng dầu; trong ngành viễn thông thì cấm bắt tay nhau cùng khuyến mãi...
Nghiên cứu của Tirole cho thấy các chính sách điều tiết theo kiểu cũ có lúc tốt, có khi lại xấu. Ví dụ, ấn định giá bán thì buộc các doanh nghiệp này phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí (khổ nỗi điều tốt này thì các doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam chưa thấy áp dụng mà chỉ than lỗ để đòi tăng giá) và dẫn tới hệ lụy doanh nghiệp lãi quá mức, có hại cho xã hội.
Mô hình Jean Tirole đưa ra để điều tiết doanh nghiệp độc quyền nhóm dựa vào lý thuyết trò chơi và lý thuyết hợp đồng, đại khái đưa ra nhiều kịch bản, nhiều cách dẫn dụ sao cho nhà làm chính sách khắc phục được tình trạng bất đối xứng thông tin so với doanh nghiệp bằng cách để doanh nghiệp tự chọn cách hành xử sao cho có lợi cho bản thân doanh nghiệp nhất nhưng mọi sự chọn lựa đi kèm chuyện phải trả giá bằng sản phẩm tốt hơn, giá hợp lý hơn.
Tất cả những kịch bản khác nhau này áp dụng cho các ngành khác nhau được Tirole và đồng nghiệp là Jean-Jacques Laffont (đã mất) tập hợp thành sách, xuất bản năm 1993, được cho là có ảnh hưởng rất lớn lên chính sách điều tiết của nhiều nước. Nếu trông đợi đọc qua công trình của Tirole để tìm lời khuyên của ông là nên làm gì để tránh tình trạng lạm dụng thị trường thì sẽ thất vọng vì ông từng nhấn mạnh không hề có một giải pháp dùng chung cho mọi ngành mà mỗi ngành, mỗi lãnh vực phải được điều tiết theo cấu trúc đặc trưng của chính nó.
Chính nhà kinh tế học nổi tiếng Tyler Cowen viết trên blog của ông ngay sau khi có tin Tirole đoạt giải: “Nhiều công trình của ông cho thấy “vấn đề là phức tạp lắm” chứ không phải có thể trình bày thành những giải pháp dễ tóm tắt để đăng blog cho hấp dẫn. Đó là lý do tại sao ý tưởng của ông ít khi lên báo đại chúng nhưng chúng lại rất có ảnh hưởng trong giới kinh tế học”.
Ngay tại buổi họp báo qua điện thoại sau khi công bố giải, Jean Tirole cho biết điều tiết là chuyện khó bởi quy định phải nhẹ để tránh không đẩy doanh nghiệp vào chỗ bị đè bẹp trong khi đồng thời phải có một nhà nước mạnh để thực thi các quy định đó nữa.
Đến đây có lẽ chúng ta có thể kết luận nếu mời Jean Tirole vào để “lập quy” cho EVN, vị giáo sư này có lẽ cũng đành bó tay khi biết tập đoàn này từng được Thanh tra Nhà nước kết luận lỗ là do đầu tư ngoài ngành quá lớn (đến 121.000 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có 77.000 tỉ đồng) lại tính luôn chi phí xây biệt thự, chung cư, sân tennis vào giá bán điện... “Lập quy” nếu có là để tránh các tập đoàn độc quyền lãi quá nhiều, gây thiệt hại cho xã hội, còn đằng này tự mình quản lý yếu kém, bỏ chuyện chính nhảy vào chuyện phụ thì Nobel Kinh tế cũng đành bó tay.
Câu hỏi nhiều người đặt ra khi nghe tường thuật nội dung các công trình nghiên cứu của GS. Jean Tirole vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm nay là liệu có thể áp dụng chúng để chế ngự các “ông lớn” bất kham của Việt Nam như các ngành điện lực, xăng dầu...
Dù gì đi nữa, phần giới thiệu của Viện Hàm lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã chẩn đoán đúng y một phần căn bệnh của các ông lớn này: mỗi ngành chỉ có vài ba doanh nghiệp nên ảnh hưởng lớn lên giá cả, khối lượng và chất lượng sản phẩm; nhà nước muốn quản cũng đành bó tay vì thiếu thông tin về giá thành sản phẩm cũng như các chi phí nội bộ khác.
Trước khi có những nghiên cứu của Tirole, các nhà làm chính sách chỉ có thể điều tiết các dạng độc quyền tự nhiên này bằng cách ấn định giá bán, cấm hợp tác cùng ngành để bắt tay làm giá. Ở Việt Nam dường như chỉ mới dừng ở mức này như ấn định giá điện, giá xăng dầu; trong ngành viễn thông thì cấm bắt tay nhau cùng khuyến mãi...
Nghiên cứu của Tirole cho thấy các chính sách điều tiết theo kiểu cũ có lúc tốt, có khi lại xấu. Ví dụ, ấn định giá bán thì buộc các doanh nghiệp này phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí (khổ nỗi điều tốt này thì các doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam chưa thấy áp dụng mà chỉ than lỗ để đòi tăng giá) và dẫn tới hệ lụy doanh nghiệp lãi quá mức, có hại cho xã hội.
Mô hình Jean Tirole đưa ra để điều tiết doanh nghiệp độc quyền nhóm dựa vào lý thuyết trò chơi và lý thuyết hợp đồng, đại khái đưa ra nhiều kịch bản, nhiều cách dẫn dụ sao cho nhà làm chính sách khắc phục được tình trạng bất đối xứng thông tin so với doanh nghiệp bằng cách để doanh nghiệp tự chọn cách hành xử sao cho có lợi cho bản thân doanh nghiệp nhất nhưng mọi sự chọn lựa đi kèm chuyện phải trả giá bằng sản phẩm tốt hơn, giá hợp lý hơn.
Tất cả những kịch bản khác nhau này áp dụng cho các ngành khác nhau được Tirole và đồng nghiệp là Jean-Jacques Laffont (đã mất) tập hợp thành sách, xuất bản năm 1993, được cho là có ảnh hưởng rất lớn lên chính sách điều tiết của nhiều nước. Nếu trông đợi đọc qua công trình của Tirole để tìm lời khuyên của ông là nên làm gì để tránh tình trạng lạm dụng thị trường thì sẽ thất vọng vì ông từng nhấn mạnh không hề có một giải pháp dùng chung cho mọi ngành mà mỗi ngành, mỗi lãnh vực phải được điều tiết theo cấu trúc đặc trưng của chính nó.
Chính nhà kinh tế học nổi tiếng Tyler Cowen viết trên blog của ông ngay sau khi có tin Tirole đoạt giải: “Nhiều công trình của ông cho thấy “vấn đề là phức tạp lắm” chứ không phải có thể trình bày thành những giải pháp dễ tóm tắt để đăng blog cho hấp dẫn. Đó là lý do tại sao ý tưởng của ông ít khi lên báo đại chúng nhưng chúng lại rất có ảnh hưởng trong giới kinh tế học”.
Ngay tại buổi họp báo qua điện thoại sau khi công bố giải, Jean Tirole cho biết điều tiết là chuyện khó bởi quy định phải nhẹ để tránh không đẩy doanh nghiệp vào chỗ bị đè bẹp trong khi đồng thời phải có một nhà nước mạnh để thực thi các quy định đó nữa.
Đến đây có lẽ chúng ta có thể kết luận nếu mời Jean Tirole vào để “lập quy” cho EVN, vị giáo sư này có lẽ cũng đành bó tay khi biết tập đoàn này từng được Thanh tra Nhà nước kết luận lỗ là do đầu tư ngoài ngành quá lớn (đến 121.000 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có 77.000 tỉ đồng) lại tính luôn chi phí xây biệt thự, chung cư, sân tennis vào giá bán điện... “Lập quy” nếu có là để tránh các tập đoàn độc quyền lãi quá nhiều, gây thiệt hại cho xã hội, còn đằng này tự mình quản lý yếu kém, bỏ chuyện chính nhảy vào chuyện phụ thì Nobel Kinh tế cũng đành bó tay.
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ