Vì sao Thành Long ủng hộ Bắc Kinh?
Mạnh Kim/ FB Manh Kim
Không đợi đến sự kiện Occupy Central 2014 người ta mới biết Thành Long là kẻ như thế nào. Tháng 8-2013, ngay trong thời điểm vấn đề ô nhiễm không khí thành phố Bắc Kinh được cả thế giới biết đến với màn bụi khói mù mịt khủng khiếp, Thành Long đã đưa lên trang cá nhân tấm ảnh chụp bầu trời thành phố Bắc Kinh với lời bình: “Tôi tự chụp tấm ảnh này. Ai nói Bắc Kinh không có bầu trời xanh? Ôi bầu trời thật xanh, những cánh đồng thật xanh”.
Lập tức cộng đồng mạng Trung Quốc đã ào vào còm với những câu đại loại: “Chưa thấy thằng nào khoái liếm đít Bắc Kinh như vậy”; “Đây mới là ngũ mao đảng (“dư luận viên” được đảng cộng sản Trung Quốc trả tiền) nổi tiếng nhất”; “Thành Long, mày làm tao phát ốm”; “Thành Long, mày đúng là thứ nô lệ bé nhỏ biết điều”…
Đúng là một Thành Long quen thuộc trên màn bạc rất khác với một Thành Long với tư cách một công dân – một công dân không bình thường với thiên kiến chính trị không bình thường. Tháng 3-2004, khi nói về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Thành Long gọi đó là “trò hề lớn nhất thế giới”. Năm 2008, Thành Long mỉa mai và miệt thị những người (nhân sự kiện rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh) phản đối sự đàn áp Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tháng 4-2009, tại diễn đàn Bác Ngao, đương sự lại thể hiện quan điểm chính trị bằng phong cách… “liếm” (xin lỗi!), khi nói, Hong Kong và Đài Loan rất hỗn loạn, rằng “tôi dần bắt đầu có cảm giác người Trung Quốc chúng tôi cần được kiểm soát”, rằng “tôi không biết liệu có tự do hay không có thì tốt hơn. Quá nhiều tự do dễ xảy ra hỗn loạn”. Ba năm sau, tháng 12-2012, Thành Long tiếp tục chỉ trích Hong Kong là “thành phố của chống đối”, đề nghị quyền biểu tình phải được hạn chế. Cùng tháng, trong cuộc phỏng vấn Phoenix TV, đương sự nói rằng, Mỹ - mảnh đất mang lại sự giàu có, nổi tiếng và thành công trong hơn ½ sự nghiệp điện ảnh mình - là quốc gia tham nhũng nhất thế giới!
Tại sao một người Hong Kong “gốc”, được giáo dục và sống trong môi trường dân chủ từ lọt lòng đến trưởng thành như Thành Long lại “biến thái” như vậy (và nên gọi đó là “biến thái” hay còn từ nào khác chính xác hơn)? Có phải do công việc làm ăn (chuỗi rạp hát và một số hãng phim) tại Hoa lục mà Thành Long mới “buộc phải” như thế? Vấn đề e rằng không phải chuyện “nịnh một chút”. Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: “Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội” – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với “đất mẹ”).
Nhìn ở một góc độ, việc Thành Long có quan điểm chính trị thân Bắc Kinh, suy cho cùng, là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, nhìn bằng lăng kính xã hội phổ quát, một người lẽ ra phải biết phân biệt đúng sai, nói theo kiểu Kim Dung tiên sinh là “hắc bạch phân minh”, thì sự chọn lựa của Thành Long - một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng - cho thấy ở đây có một sự lệch lạc về tư duy. Nó dẫn đến sự móp méo nhân cách. Hình ảnh này bây giờ rất tương phản với cậu bé chững chạc 17 tuổi Hoàng Chi Phong đang thu hút quan tâm toàn cầu, theo cách không hề giống với sự chú ý dành cho cậu quí tử Phòng Tổ Danh của Thành Long.
Theo FB Manh Kim
Không đợi đến sự kiện Occupy Central 2014 người ta mới biết Thành Long là kẻ như thế nào. Tháng 8-2013, ngay trong thời điểm vấn đề ô nhiễm không khí thành phố Bắc Kinh được cả thế giới biết đến với màn bụi khói mù mịt khủng khiếp, Thành Long đã đưa lên trang cá nhân tấm ảnh chụp bầu trời thành phố Bắc Kinh với lời bình: “Tôi tự chụp tấm ảnh này. Ai nói Bắc Kinh không có bầu trời xanh? Ôi bầu trời thật xanh, những cánh đồng thật xanh”.
Lập tức cộng đồng mạng Trung Quốc đã ào vào còm với những câu đại loại: “Chưa thấy thằng nào khoái liếm đít Bắc Kinh như vậy”; “Đây mới là ngũ mao đảng (“dư luận viên” được đảng cộng sản Trung Quốc trả tiền) nổi tiếng nhất”; “Thành Long, mày làm tao phát ốm”; “Thành Long, mày đúng là thứ nô lệ bé nhỏ biết điều”…
Đúng là một Thành Long quen thuộc trên màn bạc rất khác với một Thành Long với tư cách một công dân – một công dân không bình thường với thiên kiến chính trị không bình thường. Tháng 3-2004, khi nói về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Thành Long gọi đó là “trò hề lớn nhất thế giới”. Năm 2008, Thành Long mỉa mai và miệt thị những người (nhân sự kiện rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh) phản đối sự đàn áp Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tháng 4-2009, tại diễn đàn Bác Ngao, đương sự lại thể hiện quan điểm chính trị bằng phong cách… “liếm” (xin lỗi!), khi nói, Hong Kong và Đài Loan rất hỗn loạn, rằng “tôi dần bắt đầu có cảm giác người Trung Quốc chúng tôi cần được kiểm soát”, rằng “tôi không biết liệu có tự do hay không có thì tốt hơn. Quá nhiều tự do dễ xảy ra hỗn loạn”. Ba năm sau, tháng 12-2012, Thành Long tiếp tục chỉ trích Hong Kong là “thành phố của chống đối”, đề nghị quyền biểu tình phải được hạn chế. Cùng tháng, trong cuộc phỏng vấn Phoenix TV, đương sự nói rằng, Mỹ - mảnh đất mang lại sự giàu có, nổi tiếng và thành công trong hơn ½ sự nghiệp điện ảnh mình - là quốc gia tham nhũng nhất thế giới!
Tại sao một người Hong Kong “gốc”, được giáo dục và sống trong môi trường dân chủ từ lọt lòng đến trưởng thành như Thành Long lại “biến thái” như vậy (và nên gọi đó là “biến thái” hay còn từ nào khác chính xác hơn)? Có phải do công việc làm ăn (chuỗi rạp hát và một số hãng phim) tại Hoa lục mà Thành Long mới “buộc phải” như thế? Vấn đề e rằng không phải chuyện “nịnh một chút”. Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: “Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội” – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với “đất mẹ”).
Nhìn ở một góc độ, việc Thành Long có quan điểm chính trị thân Bắc Kinh, suy cho cùng, là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, nhìn bằng lăng kính xã hội phổ quát, một người lẽ ra phải biết phân biệt đúng sai, nói theo kiểu Kim Dung tiên sinh là “hắc bạch phân minh”, thì sự chọn lựa của Thành Long - một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng - cho thấy ở đây có một sự lệch lạc về tư duy. Nó dẫn đến sự móp méo nhân cách. Hình ảnh này bây giờ rất tương phản với cậu bé chững chạc 17 tuổi Hoàng Chi Phong đang thu hút quan tâm toàn cầu, theo cách không hề giống với sự chú ý dành cho cậu quí tử Phòng Tổ Danh của Thành Long.
Theo FB Manh Kim
Nhãn: Lưu
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ